5 cách đơn giản giúp kiềm chế cảm xúc tức giận để làm chủ bản thân

Tại sao bạn cần học cách Kiềm chế cảm xúc tức giận ?

Vì nếu không, Bạn sẽ phải nhận một hậu quả rất lớn.

Những ai bước vào một cuộc cãi vã sẽ luôn cảm thấy cực kì mệt mỏi. Với những mối quan hệ càng thân thiết, thì khi cãi nhau, chúng ta sẽ càng dễ đâm nhau những nhát dao chí mạng. Nhát dao càng sâu, tổn thương sẽ càng khó để chữa lành.

Nên nếu đó là một mối quan hệ rất quan trọng mà bạn không học cách để kiểm soát, hậu quả để lại sẽ vô cùng hối tiếc.

Trong bài viết này, bangxephang.com sẽ hướng dẫn cho bạn 5 gợi ý cụ thể để có thể kiểm soát được cơn tức giận và không để nó gây tổn hại đến những mục tiêu, kết quả và mối quan hệ quan trọng đối với bản thân mình.

Đặt ra câu hỏi cho chính mình khi muốn kiềm chế cảm xúc tức giận

“Bạn có muốn tiếp tục mối quan hệ này nữa hay không?”

Đặt câu hỏi cho chính bản thân mình là một điều hết sức cơ bản và quan trọng nhất là khi bạn muốn kiềm chế cảm xúc của mình, bạn cần phải suy nghĩ và nhìn nhận lại vấn đề cho bản thân một lần nữa.

Xem thêm: Tổng hợp chi tiết CÁC CÁCH ĐỂ TÍCH CỰC HƠN mỗi ngày – Update 08/2021

Khi cãi nhau thường sẽ xuất phát từ một lỗi sai nào đó. Người đối diện vô tình làm một việc đi ngược lại với giá trị của mình hoặc mình làm ngược lại với họ.

Hãy xác định thật rõ:

“Đây có phải là mối quan hệ quan trọng với mình hay không?”

  • Nếu câu trả lời là: KHÔNG – Bạn có thể “chia tay sớm, bớt đau khổ”. Không gặp người đó nữa thì chuyện tức giận, tự nhiên cũng tan biến rất đơn giản.
  • Nếu câu trả lời là: thì tiếp tục sang gợi ý số 2.
kiềm chế cảm xúc
kiềm chế cảm xúc bằng cách tự đặt câu hỏi cho bản thân

Theo quan điểm của tôi, tiêu chí để xem mình có nên tiếp tục với mối quan hệ này hay không thường sẽ dựa trên 2 điều: GIÁ TRỊ & THÁI ĐỘ.

Nếu trong mối quan hệ mà việc xung đột đến từ sự khác biệt rất lớn về giá trị của cả 2 mà bản thân anh không thể chấp nhận được và nó cứ liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần. Anh sẽ dừng lại.

Trong mối quan hệ công việc, nếu một bạn phạm phải lỗi sai mà đã được nhắc nhở từ trước nhiều lần và nó khiến anh cực kì tức giận, thì trước khi đi qua những bước tiếp theo, anh thường sẽ hay xem xét lại xem:

Bạn này làm sai bởi vì thiếu kiến thức hay là thiếu thái độ?

  • Trường hợp thiếu kiến thức:
  • Trường hợp thiếu thái độ:

Nếu thiếu kiến thức thì có thể dễ dàng cập nhật về sau được.

Nhưng nếu đó là lỗi trong thái độ làm việc như lười biếng, trễ giờ, đổ lỗi,… thì thường anh sẽ cho dừng lại sớm. Khi dừng lại sớm, họ sẽ không thể gây cho bạn thêm cảm xúc tức giận và ngược lại mình cũng như vậy. Cả 2 đều vui vẻ về sau.

Bấm nút “tạm dừng”

Khi đang trong trạng thái tức giận, ĐỪNG NÓI – ĐỪNG GỬI BẤT CỨ THỨ GÌ cho đối phương. Hãy học cách “tạm dừng” lại.

Bạn hãy tưởng tượng như có một cái nút nào đó trên người của mình, bấm một cái, cơ thể sẽ tạm dừng lại. Hoặc, bạn có thể thực hiện một vài động tác nhắc nhở mình bình tĩnh lại.

Đối với anh thì đó là hít một hơi thật sâu. Vì khi hít vào – thở ra, hơi thở một phần giúp sẽ mình đẩy bớt cảm xúc tiêu cực ra ngoài. Não lúc đó cũng dần bình tĩnh lại và kiểm soát bản thân bớt nóng giận hơn.

Trong lòng luôn tự dặn mình là:

“Khoan nói đã, tạm dừng lại.”

Vì trong những tình huống đó, mình sẽ rất hay dễ nói ra những lời đâm chọt vào những điểm yếu mà đối phương cảm thấy đau đớn nhất. Nên nếu đang nói chuyện trực tiếp, thì tạm dừng lại.

Bình tĩnh cho đầu óc bớt nóng và từ từ nhìn nhận lại bằng gợi ý số 3 dưới đây.

kiềm chế cảm xúc bằng cách tạm ngừng chính cảm xúc của bản thân.

Hãy suy nghĩ về hậu quả

Trong đời sống chúng ta sẽ hay cãi lộn với nhau thường sẽ dẫn đến những hậu quả mà bạn không mong muốn. Nhưng khi đang tức giận, bạn sẽ không còn đủ sáng suốt để nghĩ về hậu quả nữa.

Đa phần lúc đó chúng ta chỉ đang muốn tìm cách làm sao có thể chiến thắng được đối phương để thỏa mãn cái tôi của chính mình. Khi bạn không kiềm chế cảm xúc thì kẻ thua cuộc đích thị chính là bạn.

Nên khi bạn bấm nút “tạm dừng” rồi, đó là lúc hãy ngồi nghiệm lại:

“Nếu mình vẫn cư xử như những lúc thông thường trước đây khi nóng giận, hậu quả xảy ra ở đây là gì?”

Khi nhớ lại những hậu quả, bạn sẽ bắt đầu điềm tĩnh lại hơn rất nhiều.

Hãy suy nghĩ về lỗi sai

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra ở trong gợi ý này:

Trường hợp 1: Bạn là người có lỗi sai trước

Hãy suy nghĩ về lỗi sai của mình, hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc:

  • Nó đến từ đâu?
  • Làm sao để sửa nó?

Một bí quyết dành cho bạn khi nghĩ về lỗi sai của mình đó là:

Hãy nghĩ về lỗi sai dựa theo tiêu chuẩn của người khác.

kiềm chế cảm xúc hay chính là thấu hiểu bản thân
kỹ năng lắng nghe

Bởi vì khi nhìn theo tiêu chuẩn của mình, bạn sẽ không bao giờ nhận và thấy nó là sai hết.

Ví dụ:

Thứ mà ngày xưa anh và vợ mình hay xung đột với nhau nhất đó là về cái gương trong nhà tắm.

Có 1 lần anh đi rửa mặt vào buổi sáng và làm bắn một vài giọt nước lên trên tấm gương. Vợ anh thấy và liền tức giận lên. Hai người bắt đầu cãi nhau về chủ đề “dơ”.

“Dơ” theo chuẩn của anh đó là gương phải dính rất nhiều nước thì mới gọi là dơ.

Nhưng “dơ” theo chuẩn của vợ anh đó là chỉ cần có vài giọt trên đó đã tính là dơ. Cái gương bắt buộc lúc nào cũng cần phải sạch bóng y như mới.

Khi đó anh bắt đầu điềm tĩnh và nghiệm lại. Một hồi sau khi đã thoải mái hơn, anh đi sửa lỗi sai của mình bằng cách lấy khăn lau lại gương cho thiệt sáng bóng theo tiêu chuẩn của vợ. Từ đó về sau, anh cũng bắt đầu để ý hơn, khi rửa mắt xong đều sẽ nhìn lại cái gương để lau lại cho thật sạch.

Trường hợp 2: Người kia có lỗi trước

Ví dụ như bạn là trưởng nhóm và có 1 thành viên trong nhóm của mình bị trễ, hay đổ lỗi,… khiến cho mình rất tức giận và bực bội.

Đó là lúc bạn cần bình tĩnh và suy nghĩ lại những bước ở trên mà anh có đề cập tới. Hãy suy nghĩ xem một cách thấu đáo:

Làm sao để có thể giúp cho cả 2 bên nhìn nhận lại để việc này sẽ không xảy ra nữa?

kiềm chế cảm xúc

Nhưng điều quan trọng nhất là bạn cần phải bình tĩnh trước. Vì nếu thiếu đi sự bình tĩnh, mọi việc sẽ rất khó được giải quyết, thậm chí là khiến cho mối quan hệ của cả hai càng ngày càng tệ đi.

Nên, hãy bắt đầu nói khi bản thân cảm thấy thoải mái nhất để bên kìa hiểu rằng bạn đang muốn cùng người đó giải quyết vấn đề chứ không phải để cãi nhau.

Đó là lúc mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách êm đẹp nhất.

Xem thêm: Sự tự tin là gì? Bí quyết để tự tin trong mọi việc

Nói chuyện với người ngoài cuộc trước

Trong lúc bạn đang tức giận, hãy tìm một người mà bạn đủ sự tin tưởng, hiểu chuyện … để có thể xin thêm góc nhìn. Người ngoài cuộc đôi khi sẽ đủ sáng suốt và có những góc nhìn mới hơn.

Hãy thử lắng nghe những ý kiến của họ. Những ý kiến từ những người bên ngoài sẽ khách quan hơn và giúp bạn dễ cân nhắc và diu người lại.

Đây là một cách cực kì hiệu quả mà bạn có thể thử áp dụng trong những lần bản thân cảm thấy tức giận.

Kết luận:

Trên đây là bài viết dựa trên những trải nghiệm cá nhân của mình, vì nó đã giúp mình rất nhiều trong việc kiềm chế cảm xúc giận dữ của mình. Hy vọng bài viết này cũng giúp bạn có thể kiềm chế cảm xúc và đặc biệt là kiềm chế cảm xúc tức giận của mình một cách tốt nhất. Hãy nhớ rằng “Tức giận là bản năng còn kiềm chế mới là bản lĩnh“. Chúc bạn thành công.

 

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận