Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất – Ngữ Văn 8

Đoạn trích Trong lòng mẹ được rút từ chương IV của cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu”. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 8. Phía dưới là tài liệu Soạn bài Trong lòng mẹ, vô cùng có ích. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh.

Bạn đang xem bài viết: soạn bài trong lòng mẹ

Tìm hiểu chung về tác phẩm Trong lòng mẹ

Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng

– Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.

– Tuổi thơ của Nguyên Hồng phải trải qua nhiều cay đắng, bất hạnh: thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn về tình cảm gia đình.

– Trước cách mạng, ông sống ở trung tâm Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.

– Ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã hướng ngòi bút của mình vào những con người nghèo khổ. Ông được nhận định rằng ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

– Sau cách mạng, ông bắt đầu sáng tác bền bỉ. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, kí, thơ và điển hình là tiểu thuyết sử thi nhiều tập.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài Tây tiến ngắn nhất – Ngữ Văn 12

– Một vài tác phẩm tiêu biểu:

  • Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938), Cuộc sống (1942), Sóng gầm (1961), Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976)…
  • Truyện: Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943), Vực thẳm (truyện vừa, 1944), Miếng bánh (truyện ngắn, 1945)…
  • Hồi ký: Những ngày thơ ấu (đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940), Một tuổi thơ văn (1973), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978)…
  • Bộ tiểu thuyết lịch sử: Núi rừng Yên Thế (gồm nhiều tập, đang được nhà văn viết dở).
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng

Về tác phẩm Trong lòng mẹ

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được rút từ chương IV của cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu”.

– “Những ngày thơ ấu” kể lại tuổi thơ đầy cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm có 9 chương, được đăng báo lần đầu năm 1938, được in thành sách năm 1940.

2. Thể loại

Hồi ký: Là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật theo ngôi thứ nhất. Thường là kể về chính cuộc đời của tác giả.

Tóm tắt tác phẩm

Nhân vật bé Hồng sống trong tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn tình cảm gia đình khi bố mất, mẹ thì đi xa biền biệt. Cậu sống với người cô đầy cay độc, luôn buông lời xấu xa chia cắt tình cảm hai mẹ con. Nhưng rồi cuối cùng mẹ cũng về và bé Hồng hạnh phúc nghẹn ngào trong vòng tay yêu thương của mẹ.

Tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
Tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

Bố cục tác phẩm

– Phần 1 (từ đầu -> người ta hỏi đến chứ?): cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng.

– Phần 2 (phần còn lại): cuộc gặp gỡ vỡ òa giữa hai mẹ con.

Soạn bài Trong lòng mẹ

Câu 1 : (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích nhân vật bà cô:

– Độc ác, tàn nhẫn khi hỏi “mày có muốn vào Thanh Hóa không”, khoét vào nỗi đau hoàn cảnh xa mẹ.

– Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu nhằm chia rẽ tình cảm: “phát tài” (nói mỉa người mẹ nghèo khổ), “em bé” (gieo rắc hoài nghi để bé Hồng khinh miệt ruồng rẫy mẹ).

⇒ Bà cô nham hiểm, giả dối, sống tàn nhẫn vẫn chưa có lòng vị tha, đại diện cho những định kiến, những hủ tục đày đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 2 :(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tình yêu thương mạnh mẽ của bé Hồng với người mẹ bất hạnh:

– Khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm mẹ: cúi đầu không đáp, tỉnh táo phát hiện ra “những rắp tâm tanh bẩn” của bà cô, nghe “em bé” thì khóc ròng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội tăng tiến “…mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

– Khi gặp và nằm trong lòng mẹ: “Mợ ơi! …” Là tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ, hàng loạt hành động gấp gáp: đuổi theo, gọi bối rối, thở hồng hộc, trèo lên xe ríu cả chân, òa khóc. Trong lòng mẹ, cậu ngắm kĩ gương mặt mẹ, mơn man sung sướng “Tôi ngồi trên đệm xe … Thơm tho lạ thường”.

Soạn bài Trong lòng mẹ
Soạn bài Trong lòng mẹ

⇒ Bé Hồng yêu thương, kính trọng, có sự tin tưởng mãnh liệt về người mẹ của mình.

Câu 3 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:

– Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:

+ Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng

+ Người mẹ thầm lặng chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, định kiến của xã hội cũ

+ Sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô

– Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:

+ Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn

+ Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử

+ Đồng cảmthông cảm và yêu thương mẹ

– Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm

– Lời văn mẫu mực say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật

-Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.

Câu 4 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Hồi kí thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua

Hồi kí giống nhật kí ở việc được giãi bày theo trình tự thời gian. Hồi ký mang tính chủ quan nhưng sinh động chân thật bởi những dòng diễn đạt cảm tưởng trực tiếp của tác giả.

Soạn bài Trong lòng mẹ
Soạn bài Trong lòng mẹ

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

+ Đồng cảmthấu hiểu với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

+ Nhìn thấy được tính chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

– Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

+ Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại

+ Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục

+ Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

Soạn bài Trong lòng mẹ
Soạn bài Trong lòng mẹ

Tổng kết

Soạn bài Trong lòng mẹ để thấy yêu mẹ hơn, nhớ cảm xúc được mẹ yêu thương và một tuổi thơ ấm áp bên mẹ mà đó lại là khát khao mãnh liệt một thời của cậu bé Hồng trong truyện. Chỉ mong rằng, đừng một tuổi thơ nào, một số phận nữ nhi nào phải chịu thêm những bất hạnh, bất công từ chế độ xã hội thêm nữa. Mong rằng Bảng Xếp Hạng đã cho bạn những cảm nhận chân thật về truyện và nắm bài soạn Trong lòng mẹ hơn nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận