Hướng dẫn soạn bài Nhàn (ngắn nhất) – Ngữ Văn 10

Soạn bài Nhàn do Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác được Bảng Xếp Hạng sưu tầm và giới thiệu với các bạn để đọc thêm về nhân vật trữ tình này hiện ra trong lời thơ với những chi tiết về cách sống, cách sinh hoạt và quan niệm sống: tự cuốc đất trồng cây, đào củ, câu cá; chọn nơi vắng vẻ, không thích nơi ồn ã; ăn uống, tắm táp thoải mái, tự nhiên giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.

Bạn đang xem bài viết: soạn bài nhàn

Tìm hiểu chung về tác phẩm Nhàn

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học thức uyên thâm. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều Mạc. Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.

Xem thêm: Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh (ngắn nhất) – Ngữ Văn 9

– Mặc dù về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài).

– Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Về tác phẩm Nhàn

– Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.

– Nội dung bài thơ khẳng định quan niệm sống nhàn hoà hợp với tự nhiên và duy trì được cốt cách thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi.

– Nghệ thuật: Nhịp thơ chậm, thong thả. Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên. Các biện pháp nghệ thuật: dùng điển cố, phép đối.

Bố cục tác phẩm

Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (bốn câu đầu): Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ

– Phần 2 (bốn câu sau): Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ

Soạn bài Nhàn

Câu 1 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Soạn bài Nhàn
Soạn bài Nhàn

Nhịp điệu của câu thơ gợi tả lên sự ung dung, thong thả:

Một mai/một cuốc,/một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

– Tâm trạng ung dung tự tại trong những công việc lao động thường nhật

– Cuộc sống nghèo, thanh nhã, đạm bạc cho chúng ta thấy nhà thơ có mong muốn sống khiêm tốn, bình dị.

Câu 2 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Sử dụng nghệ thuật đối: dại >< khôn, vắng vẻ >< lao xao, ta >< người

– Khái niệm sống của tác giả, có chút mỉa mai, ngạo nghễ

+ Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây chính là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”

+ Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây chính là cái thức của người trí nhân

– Vắng vẻ: không phải xa lãnh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ tư cách thanh cao

– Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen

→ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại

Câu 3 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Soạn bài Nhàn
Soạn bài Nhàn

Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên

+ Mỗi mùa một thức: thu- trúc, đông- giá, xuân- hồ sen, hạ- ao

+ Mọi sinh hoạt đều luôn đi chung với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao

+ Tác giả thấy ham thích, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên

→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân

– Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh

Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và duy trì được nhân cách thanh cao, trong sạch.

Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

– Tác giả mong muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: coi phú quý tựa chêm bao, phù phiếm…

– Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, quốc giavì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của chính mình, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

– Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết

Câu 5 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Quan niệm sống Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) không phải rũ bỏ thế sự để nhàn tản, không phải sự nhàn tản của bản thân mà phó mặc dân chúng

Soạn bài Nhàn
Soạn bài Nhàn

+ Ông sống hòa hợp với tự nhiên, thuận tự nhiên, rời bỏ danh lợi để giữ cốt cách thanh cao

+ Ông vẫn lo cho vận nước sức dân, nhà thơ tìm đến “say” tuy nhiên để “tỉnh” phát hiện ra phú quý chỉ là phù du, phù phiếm

+ Ông luôn bộc trực, không thờ ơ trước tình cảnh của dân chúng ( ông dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần)

→ Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân”

Luyện tập

Câu hỏi (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Các bạn có thể tham khảo văn mẫu sau:

Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Giới thiệu tác phẩm Nhàn

– Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

– Hoàn cảnh sáng tác

1. Hai câu đề: Cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê dân dã.

– Liệt kê: “mai”, “cuốc”, “cần” => cuộc sống lao động giản dị.

– Điệp từ: “một” (3 lần)=> tư thế chuẩn bị và sẵn sàng lao động

=> hình ảnh người nông dân gắn với những công cụ lao động giản dị, thân thuộc.

– “thơ thẩn” gợi ra trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung, thanh thản không vướng bận ưu tư, phiền muộn, danh lợi.

=> Cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn: ung dung, thanh thản gắn liền với những công cụ lao động thân thuộc, giản dị.

– Quan niệm nhàn: ung dung, tự tại, bình dị.

2. Hai câu thực: quan niệm về sống “nhàn” của tác giả

– “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng.

+ “Tìm nơi vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà là tìm nơi mình hứng thú được sống thoải mái an nhàn.

+ “Chốn lao xao”: là nơi quan trường, chốn vụ lợi giành giật lẫn nhau.

– Tự nhận mình “dại”, cho người “khôn”

=>Cách nói ngược, hàm ý pha chút hóm hỉnh, mỉa mai. Theo ông khôn mà dại, dại mà khôn.

+ Biện pháp nói ngược: “ta dại” và “người khôn”.

+ Biện pháp ẩn dụ: lối sống gắn bó với thiên nhiên, lối sống thanh bạch.

=>Bộc lộ thái độ, phương châm sống của mình pha chút mỉa mai người khác.

=>Nhân cách trong sáng, tránh xa bụi trần và cuộc sống bon chen.

Soạn bài Nhàn
Soạn bài Nhàn

3. Hai câu luận: Cuộc sống sinh hoạt nơi thôn dã vô cùng bình dị và thanh cao.

– Mùa “thu ăn măng trúc”, “đông ăn giá”=>Món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không cơ cực.

– “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” =>thú vui tao nhã, thanh bần.

=>Cuộc sống thôn quê chất phác, đạm bạc nhưng thanh cao.

4. Hai câu kết: chân lý về cuộc sống.

– Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, ảo mộng.

– Thái độ coi thường, phú quý, danh lợi.

=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.

=>Bài học về quan niệm sống, lẽ sống: con người nên sống thanh thản, yêu thương nhau, trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp bình dị, nhân cách thanh cao cùng lúc đó phê phán lối sống xa xỉ, chạy theo vật chất, danh lợi cá nhân.

Kết bài:

– Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Tổng kết

Trên đây, Bảng Xếp Hạng đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Nhàn ngắn gọn. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hay và có ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học rất nhanh và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10 hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận