Bí quyết trồng ổi lùn trong chậu trái sai, to và năng suất cao

Từ lâu ổi đã trở thành trái cây không thể thiếu của chúng ta trong các bữa ăn hàng ngày. Vì lượng Vitamin C trong ổi khá cao kết hợp nguồn chất xơ dồi dào giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy các vườn xen canh – chuyên canh ổi mọc lên ngày càng nhiều nhưng trồng ổi lùn trong chậu là một hướng đi hoàn toàn mới. Vậy bí quyết trồng ổi lùn trong chậu là gì? Cùng bangxephang tìm hiểu qua bài viết bên dưới dưới nhé.

Giá trị dinh dưỡng của quả Ổi

Theo bộ nông nghiệp Hoa Kì, trong 100g quả Ổi có chứa 1g protein, 15mg Calci, 1mg sắt, 0.06mg Vitamin A, 0.05mg Vitamin B1 và 200mg Vitamin C. Hàm lượng Vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trong Cam.

Xem thêm: A-Z cách trồng cây khế chua trong chậu xanh tốt, trĩu quả

Với các giá trị tuyệt vời như thế Ổi như là người bạn đồng hành trong mỗi bữa ăn của gia đình.

Bí quyết trồng Ổi lùn trong chậu

Đối với bà con vườn nhà ít đất hay ở thành phố chật hẹp thì trồng Ổi trong chậu là một hướng đi mới nhưng với sự giới hạn về không gian cùng cuộc sống ngột ngạt nơi thành thị thì việc trồng ổi lùn trong chậu là một lựa chọn tuyệt vời.

Chuẩn bị cây giống Ổi “lùn”

Ngày nay nhiều bà con ghé các cửa hàng cây giống tìm mua giống Ổi “lùn lùn có trái” nhưng thực tế không có giống Ổi này. Để cây Ổi lùn có trái là một quá trình đòi hỏi sự chăm sóc hết sức tỉ mỉ của bà con. Khâu đầu tiên là chọn cây giống.

Trên thị trường có nhiều loại Ổi như: Ổi ruột trắng (Ổi Nữ Hoàng, Ổi Đài Loan Lê), Ổi Ruột Đỏ (Ổi Ruby, Ổi Ruột Đỏ Trân Châu) hay Ổi Ruột Tím Malaysia. Bà con thích loại Ổi nào thì chọn loại đấy về trồng nhé.

Cây Ổi có nhánh tỏa ra các hướng khác nhau

Lưu ý khi chọn cây giống Ổi lùn trồng chậu 

  • Tàn đều: Chọn cây giống Ổi có các nhánh tỏa ra 3-4 hướng khác nhau. Điều này giúp bà còn đỡ công tỉa cành sau này.
  • Gốc khỏe: Nếu cây giống Ổi được nhân giống bằng phương pháp chiết nhánh thì chọn những nhánh to khỏe có đường kính gốc khoảng 1.0-1.5cm, rễ ló ra khỏi bầu. Trường hợp cây giống Ổi được nhân giống bằng phương pháp ghép thì chọn cây giống có gốc ghép và nhánh ghép tương xứng với nhau. Điều này giúp dinh dưỡng từ gốc cây được vận chuyển đều đặn lên nhánh ghép. Tránh chọn cây giống có gốc ghép quá bé và nhánh ghép quá to sẽ làm cây Ổi dễ gãy trong quá trình trồng và chăm sóc. Vì gốc ghép nhỏ không đủ sức nuôi nhánh ghép lớn.
  • Sạch bệnh: Chọn cây giống Ổi không bị sâu bệnh, lá xanh mướt. Nếu chọn cây giống đang ra tượt non thì khi trồng vào chậu phải che mát cho cây vài ngày, nhằm giúp lá non được “dày” hơn sau đó mới cho cây Ổi ra nắng hoàn toàn.
  • Chiều cao: chọn cây giống Ổi có chiều cao dao động 30-40cm và nhú tược ở nách lá.

Chuẩn bị chậu và giá thể trồng Ổi lùn trong chậu

Tùy vị trí và mục đích của người trồng mà chọn chậu trồng thích hợp. Thông thường chậu trồng Ổi có đường kính lớn hơn 60cm và cao 30-50cm.

Giá thể trồng Ổi lùn trong chậu

Ổi là loại cây dễ trồng và ít kén đất nên thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây thích nghi và phát triển tốt nhất trong môi trường “chậu” cần các giá thể như sau:

  • Đất sạch (không nhiễm phèn, mặn)
  • Phân hữu cơ, phân chuồng ủ oai
  • Sơ dừa đã qua xử lí (đã loại bỏ chất chát tanin trong sơ dừa)

Thực hiện trồng Ổi lùn trong chậu ra sao?

Đầu tiên, chúng ta trộn phân hữu cơ và một ít sơ dừa với nhau cho đều. Tiếp đến chúng ta cho đất sạch vào chậu và tạo một lỗ to hơn bầu cây Ổi.

Sau đó nhẹ nhàng tháo bọc nilong bọc bầu Ổi và loại bỏ một phần sơ dừa cũ trong bầu Ổi. Chúng ta thực hiện công đoạn này vì lượng sơ dừa bao bọc quanh rễ Ổi đã hết dinh dưỡng và có thể mang mầm bệnh hay côn trùng gây hại rễ cây.

Tháo bầu nilong để trồng Ổi

Tiếp theo, chúng ta đặt cây Ổi vào lỗ đã được tạo sẵn rồi cho phân hữu cơ và sơ dừa vào. Lấp đất cố định cây Ổi sao cho cây vuông gốc với mặt đất. Cố định cây Ổi trong chậu bằng nẹp tre. Lưu ý nẹp tre phải được cố định xa gốc cây (gốc tre hướng ra ngoài thành chậu) tránh trường hợp đứt rễ cây bà con nha.

Chế độ phân bón và thuốc hóa học của Ổi lùn trồng chậu như thế nào?

Khác với các cây Ổi được trồng ngoài vườn, Ổi trồng chậu phải được bổ sung dinh dưỡng thường xem. Chủ yếu là phân hữu cơ cho an toàn. Nên bón phân định kỳ khoảng 10-15 ngày bón một lần.

Ngoài ra bà con có thể sử dụng phân NPK giúp cho cây nhanh phát triển nhưng không nên lạm dụng phân bón hóa học này quá nhiều.

Đối với cây Ổi dáng lùn trồng chậu, bộ rễ cây sẽ không ăn sâu vào đất nên dễ ngã. Bà còn nên thường xuyên bón phân với hàm lượng lân và kali giúp thân cây cứng chắc, ít đỗ ngã trong mùa mưa bão.

Khi cây ra đọt non phải phun thuốc ngừa sâu và rầy giúp bộ lá cây được phát triển tốt.

Lưu ý liều lượng sử dụng phân bón và thuốc hóa học theo hướng dẫn trên bao bì. Tránh trường hợp lạm dụng phân – thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà con.

Ngoài ra, trước khi thu hoạch khoảng 7-10 ngày tuyệt đối không phun bất kì loại thuốc nào nhằm tránh dư lượng thuốc hóa học gây ảnh hưởng sức khỏe của chúng ta.

Ổi lùn trồng chậu tỉa cành tạo tán ra sao?

Về lí thuyết, một cây Ổi phát triển bình thường trong đời sống sẽ có chiều cao trên 2m. Nhưng để tạo cây Ổi với dáng lùn trong chậu bà con cần lưu ý những điểm sau:

Khi cây Ổi cao khoảng 50-100cm (tùy theo sở thích của bà con) tiến hành cắt ngang ngọn cây. Sau một thời gian ở nách lá gần vết cắt sẽ mọc ra khoảng 2-3 chồi. Chọn và chừa lại 1-2 chồi khỏe – chồi tỏa ra các hướng khác nhau giúp chúng hấp thu ánh sáng tốt hơn. Loại bỏ cành ốm yếu, sâu bệnh và khuất trong tán.

Các bệnh thường gặp ở Ổi lùn trồng chậu

Ổi trồng chậu cách li với môi trường bên ngoài nên khả năng nhiễm sâu – bệnh rất thấp nhưng cần lưu ý vài loại sâu bệnh sau:

  • Rệp sáp: rệp bám vào các lá non và trái gây mất thẩm mĩ của trái Ổi và giảm khả năng quang hợp của cây. Phòng ngừa: phun thuốc ngừa rầy khi cây vừa nhú tược non.
  • Bệnh đốm rong: bệnh do tảo gây ra, loại tảo này thích hợp phát triển ở những cành, nhánh rậm rạp thiếu ánh sáng. Biểu hiện của bệnh là những đốm sáng màu loang lỗ trên lá cây. Gây ảnh hưởng quang hợp của cây và cây bị suy yếu. Phòng ngừa: tỉa cành thông thoáng
  • Bệnh thán thư: bệnh xuất hiện trên thân, lá và trái. Nhưng gây thiệt hại nặng nề nhất vẫn là trái Ổi. Bệnh xuất hiện trên trái với đốm đen hình vòng đồng tâm gây mất thẩm mỉ, trường hợp nặng có thể thúi trái. Phòng ngừa: cắt tỉa cành thông thoáng, khi bị bệnh phun thuốc với hoạt chất Azoxystrobin, propined, clorothaloryl…

Thu hoạch Ổi lùn trồng chậu

Ổi là loại cây cho trái khá sớm. Sau khi trồng khoảng 6-8 tháng bà con có thể để lứa trái đầu tiên.

Ổi rất sai trái nhưng do chúng ta trồng trong chậu bị giới hạn về diện tích đất nên tùy theo cây có gốc to hay gốc nhỏ mà gia giảm lượng trái thích hợp.

Xem thêm: Tất tần tật cách trồng lô hội trong chậu đơn giản tại nhà

Cây Ổi trồng chậu để ít trái nên trái rất to

Khi trái có đường kính khoảng 2-3cm, chúng ta tiến hành bao trái bằng bao chuyên dụng dành riêng cho Ổi. Việc này góp phần hạn chế côn trùng chích hút gây hại trái non. Trước khi bao trái, chúng ta nên xịt thuốc sâu cho trái Ổi để ngừa côn trùng phía bên ngoài vỏ. Sau khoảng 3-4 tháng kể từ khi đậu trái chúng ta có thể thu hoạch Ổi trái.

Giai đoạn này thích hợp để bao trái Ổi lùn trồng chậu

Sau khi thu hoạch tiến hành tỉa cành tạo tán đối với cây Ổi dáng lùn trồng chậu. Loại bỏ cành ốm, sâu bệnh và khuất trong tán, tạo lại bộ khung mới cho cây Ổi với dáng lùn này. Đảm bảo ánh nắng được chiếu vào tất cả các nhánh trên thân cây. Việc ánh nắng chiếu vào tất cả các nhánh trên thân cây góp phần hạn chế mầm bệnh gây hại cây Ổi.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ bí quyết trồng Ổi với dáng lùn trong chậu. Có thể thấy việc trồng Ổi lùn trong chậu khá dễ dàng với bà con ít đất đúng không nè. Hi vọng với chia sẻ này của bangxephang.com sẽ giúp bà con có thể sở hữu một chậu Ổi với dáng lùn do tự tay mình trồng nhé.

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận