Das Sein Zum Tode là gì? Sự ra đi trong tư tưởng Heidegger

Das Sein Zum Tode là gì? Đây là một khái niệm trừu tượng của nhà triết học người Đức – Martin Heidegger. Being-Towards-Death (Sein Zum Tode) trong Being and Time của Heidegger viết như là một cách sống, một quá trình tồn tại. Nếu chỉ nghe qua thì có thể bạn sẽ thấy học thuyết này khá khó hiểu nhưng Bảng xếp hạng sẽ giúp bạn hiểu về Das Sein Zum Tode một cách đơn giản hơn. Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết về thể tính của chân lý này qua bài viết dưới đây nhé!

Nhà triết học Martin Heidegger

Nhà triết học Martin Heidegger

Martin Heidegger là một nhà triết học mang tính ảnh hưởng lớn người Đức vào thế kỷ 20. Ông chịu ảnh hưởng lớn từ nhà triết học Franz Brentano. Ông đã tạo ra khối lượng lớn những thành tựu nhằm thay đổi xu hướng của triết học như việc thay đổi sâu sắc về các khái niệm, cụm từ và thành ngữ mới trong tiếng Đức.

Hai trong số những từ cơ bản nhất của ông được dùng để mô tả các thái độ khác nhau đối với vạn vật. Sau quá trình nghiên cứu, ông quyết định tìm hiểu về ý nghĩa của khái niệm tồn tại và cấu trúc bản thể sự tồn tại của loài người.

Das Sein Zum Tode là gì? Daseinzumtode

Das Sein Zum Tode là gì?
Das Sein Zum Tode là gì?

Das Sein Zum Tode được xem là Tính thể qui tịch dịch ra từ tiếng Đức, nó có ý nghĩa là “Sống cho đến khi chết đi”. Những người theo tư tưởng này cho rằng chết không phải là hết mà nó chỉ là đang kết thúc.

Khái niệm Das Sein Zum Tode bắt nguồn từ nhà triết học người Đức Martin Heidegger – Về thể tính của chân lý. Khái niệm này nói về Being-towards-death cũng như nó được ông diễn giải trong kiệt tác Sein und Zeit (Hiện hữu và Thời gian)  của Heidegger.

Để có thể hiểu rõ hơn “Das Sein Zum Tode là gì”, chúng ta bắt tay vào việc tìm hiểu (befregan) của triết gia Heidegger về bản thể luận. Từ thời Hy Lạp cổ đại, câu hỏi “Sự tồn tại” của chúng sinh là gì?được siêu hình học đặt ra. Tại sao vạn vật (chúng sinh) tồn tại mà không phải là không tồn tại? Các nhà triết học cũng ngạc nhiên trước nó và đưa ra những câu trả lời của chính họ, nhưng những câu trả lời đó đều ngụ ý những tiền đề sau đây:

  • Sự tồn tại của vạn vật trên thế giới là hiển nhiên, và không cần phải đặt ra câu hỏi về trạng thái vạn vật không tồn tại.
  • Chúng ta không cần phải hỏi mọi vật tồn tại như thế nào về vật chất xuất hiện ra sao.
  • Lời giải đáp cho câu hỏi được ẩn giấu trong những sinh vật cụ thể luôn là “cái gì”, không tồn tại hoặc tự đi lên.

Bản chất của con người với tư cách là Dasein nằm ở sự tồn tại (Existenz), có nhiều khả năng tồn tại.

Chi tiết về Das Sein Zum Tode

Chi tiết về Das Sein Zum Tode

Heidegger không quan niệm cái chết là một sự chấm dứt hoàn toàn với tính hiện thể (Dasein). Để có thể lĩnh hội và định nghĩa tính hiện thể (Dasein) dưới khía cạnh tính toàn thể (Gazsein) trên tính luận bình diện (ontologisch), Heidegger đặt Dasein dưới đặc điểm chủ yếu là Das Sein Zum Tode (Tính thể qui tử, tính thể qui tịch). Cái chết (Tode) là sự cứu cánh, điểm tối hậu mà Dasein đạt tới để làm thành tính toàn thể của mình. Tuy nhiên có một số điều mâu thuẫn không thể nào tránh khỏi:

  • Tính hiện thể (Dasein) muốn đạt tới Tính toàn thể (Gazsein) thì tính hiện thể không còn là tính hiện thể nữa.
  • Tính hiện thể phải đánh mất hiện thể thì mới đến được Tính toàn thể. Đó cũng là cắt nghĩa cho nguyên nhân tại sao tôi không thể nào biết được về cái chết của chính bản thân tôi.

Tuy cả đời tôi phải sống trong trạng thái mất mát, thế nhưng ngay trong trạng thái mất mát hoàn toàn, tôi cũng vẫn không có kinh nghiệm về nó: Vì khí trải qua điều đó thì tôi cũng không còn tồn tại, có mặt ở đó (Dasein) để mà có được kinh nghiệm về sự không tồn tại.

Vậy nên tôi không thể lĩnh hội được tính toàn thể (Ganzsein) của mình, vì nói đến toàn thể thì phải nói đến sự cuối cùng của tự thể, mà tự thể cuối cùng là tự thể đã mất đi, không còn tồn tại nữa. Chỉ có cái chết mới xác định được sự toàn thể, sự tròn vẹn của tự thể, nhưng chết đi rồi thì không còn là tự thể, không hiện ra tính thể của bản thân nữa, và không còn là Dasein nữa.

Định nghĩa ngắn gọn về Das Sein Zum Tode

Sau khi đúc kết được những ý nghĩa về Das Sin Zum Tode, chúng tôi đưa ra định nghĩa đơn giản hơn:

  • Tính thể qui tịch, tính thể qui tử (Sein zum Tode) thuộc về Tính thể của hiện tính thể (Dasein), tức là ưu tính (Sorge).
  • Có thể phân tích Sorge (ưu tính) trong ba khía cạnh quan thiết:

+ Existenzial tät (xuất thể tính)

+ Faktizität (sự tính)

+ Verfallen (đọa tính)

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần biết về Das Sein Zum Tode là gì cho các bạn có thể dễ dàng tham khảo. Bảng xếp hạng hi vọng bài viết trên này có thể giúp bạn lĩnh hội được khái niệm triết học trừu tượng này một cách đơn giản nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị khác nữa nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

5/5 - (1 bình chọn)