Điều gì khiến một người trở nên lì lợm? Cách giải quyết ?

Các ví dụ về sự lì lợm

Điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ, đó là: “Tất cả hành động mà chúng ta làm đều do Lợi ích của bản thân, hoặc tệ hơn là chúng ta đang Né tránh những nỗi đau mà chúng ta không muốn bản thân gặp phải.”
Một số trường hợp cho thấy sự lì lợm bắt nguồn từ đâu: Một trường hợp phổ biến mà ta dễ dàng gặp phải: Những đứa trẻ khi muốn một thứ gì đó chúng thường thể hiện đơn giản bằng cách đề nghị hoặc làm những hành động dễ thương. Nhưng khi không được sự đồng ý của bố mẹ thì chúng sẽ dễ bộc lộ ra hành vi lì lợm như khóc, nhịn ăn, hay làm điều gì mà bố mẹ chúng cấm.
Chúng xem đó như một công cụ để có thể giúp chúng có được thứ chúng muốn. Những phụ huynh ở trường hợp trên thường tỏ ra kiểm soát, chiếm hữu và đưa ra mọi quyết định cho con trẻ khiến cho chúng cảm thấy quyền tự do đang bị đe doạ. Ngược lại, những người phụ huynh lại đặt ra câu hỏi: “Sao con mình lại lì như vậy?
Trường hợp tiếp theo là giữa những cặp đôi yêu nhau hoặc đã là vợ chồng. Một người vợ có tính kiểm soát và đòi hỏi sẽ dễ khiến đối phương trở nên lì lợm dù trước đó họ cư xử rất bình thường. Nhưng điều này cũng khiến người vợ chẳng hiểu tại sao chồng mình lại thay đổi như vậy.
Cuối cùng là trường hợp của chính tôi. Tôi từng bị người bố của chính mình đánh. Lần tôi cảm thấy có lỗi duy nhất đó là lần tôi thi vượt cấp và bị điểm thấp. Những lần còn lại đều do quan điểm của hai bố con không giống nhau. Tôi đã bỏ nhà đi dù biết mẹ sẽ rất buồn. Tôi đã xâu chuỗi lại, đặt câu hỏi sao mình lại có những suy nghĩ và hành động như vậy. Và tôi nhận ra lí do duy nhất đó là tôi sợ bố lại đánh mình!
Từ các trường hợp trên cũng như giải thích cho việc có những đứa trẻ trở nên nổi loạn và bướng bỉnh ở độ tuổi niên thiếu thì Sự lì lợm là một cơ chế phòng vệ để phòng tránh nỗi đau và bị người khác kiểm soát.

Dấu hiệu

Rất dễ khi bạn chỉ tay vào người có hành vi lì lợm trong đời sống, nhưng có thể sẽ khó để nhận ra đặc điểm này ở chính bạn. Sau đây là một số dấu hiệu:
  • Bạn khó chịu khi ai đó bất đồng quan điểm, sở thích, ý tưởng với bạn. Bạn nghĩ khi xảy ra bất đồng thì đồng nghĩa con người của bạn không được chấp nhận.
  • Bạn có hành vi lì lợm chỉ để chọc tức người khác. Có thể trước đây họ đã từng làm điều gì có lỗi với bạn nên bạn đã trả đũa bằng cách gây hấn thụ động để giải toả sự căm ghét
  • Khi người khác trình bày một ý tưởng, bạn có xu hướng chỉ ra tất cả những lý do khiến nó không hiệu quả.
  •  Bạn giữ một ý tưởng hoặc kế hoạch, hoặc kiên quyết đưa ra quan điểm của mình, ngay cả khi bạn biết mình sai.

Xem thêm: 5 cách đơn giản giúp kiềm chế cảm xúc tức giận để làm chủ bản thân

Cải thiện:

Sự lì lợm, bướng bỉnh là mặt xấu của sự kiên trì và không phải lúc nào người lì lợm cũng sẽ lì lợm. Chúng ta nên phân biệt rõ khái niệm này với việc giữ vững lập trường. Những biện pháp bạn có thể thử để cải thiện bản thân nếu bạn có những dấu hiệu trên:
  • Cởi mở với những quan điểm trái chiều, những khả năng mà bạn nghĩ rằng là không thể.
  •  Thừa nhận khi nhận ra mình sai. Hãy tự nhận lỗi và chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình. Về lâu dài, điều đó sẽ giúp bạn được tín nhiệm hơn nhiều so với việc bạn luôn nhất quyết về hành động của mình là đúng.
Căn nguyên của mọi sự ngoan cố chung quy là nỗi sợ hãi. Vì vậy, khi bạn gặp những người có tính cách lì lợm, hãy thử đào sâu về nguyên nhân hình thành tính cách của người đó để việc ứng xử với nhau dễ dàng hơn. Điều cuối cùng, người có tính cách lì lợm rất ghét sự kiểm soát. Bạn không nên cho họ thấy bạn đang kiểm soát họ theo bất kỳ cách nào nếu mục tiêu của bạn là thay đổi hành vi của họ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bangxephang.com trong bài viết trên.

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận