Hướng Dẫn Vệ Sinh Máy Lạnh Tại Nhà Đơn Giản, Nhanh Chóng

Máy lạnh giúp cho bạn có làn không khí mát mẻ vào ngày oi bức, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều bụi bẩn và vi khuẩn gây hại nếu không được định kỳ vệ sinh. Ngoài việc trả chi phí cho các dịch vụ vệ sinh máy lạnh, bạn cũng có thể tự thực hiện được để tiết kiệm chi tiêu gia đình. Nguyễn Kim sẽ hướng dẫn 5 bước vệ sinh máy lạnh tại nhà dễ dàng mà chị em cũng có thể thực hiện được.

Tại sao cần phải vệ sinh máy lạnh thường xuyên

  • Việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp tăng khả năng làm mát, công suất hoạt động của máy lạnh cũng được duy trì tốt hơn
  • Giúp sức khỏe của các thành viên trong gia đình được đảm bảo hơn
  • Giảm được điện năng tiêu thụ mỗi ngày, tiết kiệm chi phí, năng lượng cho gia đình.
  • Gia tăng tuổi thọ cho máy lạnh, hạn chế tối đa được khả năng phải thay mới và sửa chữa các hệ thống bên trong.
  • Giúp hệ thống bên trong máy lạnh không phải hoạt động quá tải ảnh hưởng tới hiệu suất và chi phí điện năng.

Xem thêm: Top 10 công ty có dịch vụ vệ sinh công nghiệp tốt nhất

Nên tiến hành vệ sinh máy lạnh khi nào?

Đối với công ty, văn phòng, nhà hàng

Vì tần suất hoạt động của máy lạnh tại công ty, văn phòng và nhà hàng khá nhiều nên chu kỳ vệ sinh máy lạnh nên tiến hành 3 tháng/lần hoặc có thể là 1 -2 tháng/ lần đều phụ thuộc vào môi trường và chất lượng không khí tại nơi làm việc có nhiều bụi bẩn hay không. Trong trường hợp này bạn nên cân nhắc việc sử dụng dịch vệ sinh máy lạnh tại nhà để đạt được kết quả tối ưu nhất.

Đối với các cơ sở, kinh doanh, xí nghiệp

Tần suất sử dụng máy lạnh tại các cơ sở, kinh doanh và xí nghiệp khá dày đặc nên chu kỳ vệ sinh máy lạnh sẽ được thực hiện 1 tháng/lần. Chính vì vậy bạn lưu ý thời gian vệ sinh để máy lạnh có thể hoạt động lâu dài hơn.

Đối với các hộ gia đình, căn hộ, biệt thự

Tùy vào việc sử dụng máy lạnh của từng gia đình, căn hộ và biệt thự, nếu như máy lạnh được mở thường xuyên thì chu kì vệ sinh sẽ là 3 -4 tháng/lần, nếu máy lạnh hoạt động với cường độ ít hơn thì sẽ là 6 tháng/lần. Nếu bạn thực hiện việc vệ sinh máy lạnh tại nhà thì cũng nên tham khảo một số bước để tiết kiệm chi phí hơn.

* Đây là lời khuyên từ các chuyên gia về điện lạnh, tuy nhiên tùy vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, bạn có thể tăng hoặc giảm số lần bảo dưỡng cho máy lạnh.

Bạn thực hiện các bước như vệ sinh máy (lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước ngưng cục lạnh,…), kiểm tra vỏ máy, các điểm nối điện và khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh. Bạn cũng cần tự kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung động khác thường của máy nén, áp suất gas trong máy và so sánh với trị số cho phép.

Các cách vệ sinh máy lạnh tại nhà cực đơn giản

Chuẩn bị bộ vệ sinh máy lạnh tại nhà

Trước khi bắt đầu thực hiện, bạn cần chuẩn bị bộ vệ sinh máy lạnh như sau:

  • Máy bơm tăng áp: có tác dụng dùng để xịt rửa kỹ càng hơn các khe kim loại mà khó có thể vệ sinh thủ công bằng tay
  • Bạt và áo trùm vệ sinh máy lạnh: Dùng để chứa bụi bẩn trong quá trình vệ sinh, bạn nên lựa chọn túi có chiều dài đồng nhất với chiều dài của máy lạnh để tránh việc bụi bẩn bị tràn ra bên ngoài.
  • Chai xịt vệ sinh máy lạnh
  • Găng tay
  • Khăn mềm
  • Dung dịch vệ sinh
  • Dầu động cơ

Cách để làm sạch cục nóng máy lạnh

Bước 1: Tắt nguồn điện

Trước khi tháo vỏ máy lạnh bạn cần đảm bảo nguồn điện đã được ngắt, sau đó bạn tiến hành tháo thiết bị trượt ra khỏi tường. Trong quá trình tháo bạn nên chú ý vị trí của các loại ốc vít để việc lắp ráp lại tránh bị phức tạp.

Bước 2: Vệ sinh cánh tản nhiệt

Dùng lược chải điều hòa để loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên bề mặt và tiến hành chỉnh lại cánh tản nhiệt bị cong trong quá trình hoạt động. Tại bước này bạn cần khéo léo đặt các đầu răng cưa của của lược sao cho trùng khớp với bề mặt của cánh tản nhiệt về kéo thẳng lại.

Bước 3: Vệ sinh dàn nóng

Vì hệ thống dàn nóng là nơi hút rất nhiều bụi bẩn vì thế bạn nên sử dụng máy hút bụi thì mới có thể làm sạch hoàn toàn được. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nên sử dụng một số chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh.

Bước 4: Vệ sinh dàn tản nhiệt điều hòa

Để dàn tản nhiệt điều hòa được làm sạch hoàn toàn bạn cần phải đổ trực tiếp chất tẩy rửa chuyên dụng lên bề mặt của dàn tản nhiệt máy lạnh sau đó dùng vòi nước xịt thẳng vào để tạo bọt. Tại khu vực đó, bạn nên dùng lược chải hoặc khăn mềm để loại bỏ hoàn toàn lớp bụi bẩn bên trong.

Bước 5: Tiến hành làm sạch cánh quạt động cơ của máy điều hòa.

Cánh quạt động cơ của máy điều hòa cũng là nơi chứa rất nhiều bụi bẩn cho nên cần phải dùng khăn mềm để lau sạch. Nếu động cơ của máy lạnh có cổng tiếp dầu bằng cao su hoặc nhựa thì có thể nhỏ thêm dầu động cơ điện để máy được hoạt động tốt hơn. Trong trường hợp bộ lọc không khí quá cũ bạn nên thay mới bộ lọc khác để duy trì việc hoạt động của máy lạnh.

Các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà

– Bước 1: Kiểm tra cẩn thận dàn lạnh và cục nóng

Bạn kiểm tra khu vực này để loại bỏ nếu có dị vật (côn trùng chết, đinh tán,…) bên trong, vì khi có vật cản bên trong máy lạnh sẽ không làm lạnh tốt. Đồng thời kiểm tra mối nối gas và điện để đảm bảo không bị rò rỉ gas, điện gây nguy hiểm khi sử dụng

Kiểm tra khu vực dàn lạnh và cục nóng của máy lạnh.

– Bước 2: Tiến hành vệ sinh lưới lọc

Bạn tháo lưới lọc ra và ngâm chúng trong nước, dùng miếng rửa chén để cọ rửa nhẹ, loại bỏ bụi bẩn và để lưới lọc thật khô ráo.

Vệ sinh lưới lọc của máy lạnh.

– Bước 3: Làm sạch cánh quạt và khoang chứa

Dùng bình xịt chuyên dụng Coil Cleaner (hóa chất làm sạch dàn lạnh) mua tại nơi bán hóa chất hoặc thiết bị máy lạnh để xịt hóa chất này vào các khe giữa của lá kim loại (tránh để hóa chất tiếp xúc gây hư bo mạch điện tử). Sau đó chờ khoảng 10 – 20 phút để phát huy tác dụng rồi lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm.

Vệ sinh cánh quạt và khoang chứa của máy lạnh.

– Bước 4: Lắp lại lưới lọc vào máy lạnh

Khi thấy nơi nào bị đọng nước, ẩm ướt bên trong, bạn cần dùng khăn lau thật khô và lắp lại lưới lọc vào máy. Tiếp đến dùng khăn ẩm lau toàn bộ bề mặt bên ngoài để máy lạnh sạch đẹp hơn.

Lắp lại lưới lọc vào máy lạnh.

– Bước 5: Mở máy lạnh

Bạn cắm điện để mở máy lạnh. Nếu máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ là quá trình làm vệ sinh máy lạnh đạt yêu cầu.

Mở máy lạnh để kiểm tra lại.

Cách vệ sinh máy lạnh âm trần

So với máy lạnh treo tường thì việc vệ sinh máy lạnh âm trần sẽ có phần phức tạp hơn do đó các thao tác thực hiện cần phải kỹ lưỡng và cẩn thận để tránh gặp sai sót.

lazy_img

Đối với dàn lạnh

  • Tiến hành tháo lưới lọc và lau chùi sạch sẽ giống như máy lạnh treo tường
  • Kiểm tra hệ thống bo mạch của máy lạnh có nhiều bụi bẩn, hư hại hay ẩm ướt không. Nếu có thì sử dụng máy hút bụi sấy khô và quét sạch, nếu không thì chỉ cần dùng chổi nhỏ và khăn mềm dọn sạch sẽ.
  • Sử dụng chai xịt rửa chuyên dụng dành cho máy lạnh để tiến hành làm sạch các bộ phận bên trong dàn máy. Bạn nên lưu ý tránh để nước dính vào hệ thống bo mạch vè cần phải treo bạt ở các góc hứng nước.
  • Sau khi xịt xong, bạn lau khô lại các bộ phận bằng khăn mềm và lắp lại

Đối với dàn nóng

Thao tác vệ sinh máy lạnh tại nhà đối với dàn nóng cũng có những điểm tương đồng đối với dàn lạnh. Thao tác thực hiện cụ thể như sau:

  • Tiến hành tháo lưới lọc của dàn nóng để vệ sinh được các bộ phận bên trong. Sử dụng chai xịt chuyên dụng để rửa dàn tụt lọc, quạt dàn nóng và dàn ngưng tụ để bụi bẩn được loại bỏ hoàn toàn
  • Lau sạch khu vực vỏ ngoài máy
  • Lắp đặt lại hoàn thiện

Một số loại dung dịch vệ sinh máy lạnh, điều hòa

Dung dịch vệ sinh máy lạnh, điều hòa trong đời sống dễ dàng Nu – Coil 101

lazy_img

NU-COIL 101 là hóa chất vệ sinh tẩy rửa dàn nóng điều hòa không chứa axit có tác dụng tẩy rửa làm sạch cặn ,dầu mỡ, bụi đất, cặn hữu cơ trên các cuộn Coil của bình ngưng, giàn nóng, giàn lạnh điều hòa không khí giúp cho hệ thống điều hòa không khí hoạt động hiệu quả

NU-COIL 101 sẽ giúp bạn bảo dưỡng làm vệ sinh các thiết bị nhanh hơn, sạch hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn đối với tất cả những thiết bị bằng đồng , nhôm và hợp kim nhôm như :

  • Giàn nóng, lạnh của điều hòa.
  • Giàn tản nhiệt bình ngưng
  • Sinh hàn gió.
  • Lọc gió điều hòa trung tâm và nhiều loại lọc gió khác.

Ngoài ra còn được sử dụng để bảo trì hoặc bảo dưỡng các thiết bị hoặc hệ thống điều hòa không khí sử dụng bình ngưng làm mát bằng không khí: tổ hợp căn hộ, bệnh viện, nhà máy công nghiệp, cơ quan chính phủ, các nhà thầu cơ điện.

Sản phẩm này cũng thích hợp để làm sạch cho các hệ thống điều hòa trung tâm công suất lớn.

Xem thêm: Tổng Hợp 3 Cách Giặt Thảm Lông Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Dung dịch vệ sinh máy lạnh, điều hòa Shiny Side

lazy_img

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng chất tẩy rửa Shiny Side để tiến hành vệ sinh máy lạnh tại nhà. Đây cũng được coi là một trong những hoạt chất ngoài khả năng tẩy rửa máy lạnh còn có tác dụng làm sáng bóng bề mặt cần rửa.

Shiny side thực chất còn đa năng ở nhiều lĩnh vực khác như:

  • Vệ sinh tấm tản nhiệt, dàn lạnh, điều hòa, vệ sinh dàn nóng máy lạnh
  • Ứng dụng cho vệ sinh bảo trì Dàn nóng hệ VRV, VRF cỡ trung
  • Loại bỏ các vết hoen gỉ một cách dễ dàng.
  • Phòng lạnh, xe đông lạnh, thùng đựng rượu.

Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà

  • Tắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh trước khi tiến hành vệ sinh.
  •  Tuyệt đối không dùng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
  •  Không được để dàn lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay mưa gió, tránh làm hư bo mạch.
  • Khi máy lạnh có xài van, không thể kín tuyệt đối nên có thể xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra máy lạnh, bạn cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.

Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà.

Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của bangxephang.com

 

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận