Mẹo để 4 năm đại học thảnh thơi hơn hẵn là từ khóa được nhiều sinh viên tìm kiếm. Bởi 4 năm giảng đường là một chặng đường quý giá với nhiều sinh viên như mình. Đó là cột mốc đánh dấu chúng ta đã trưởng thành từ trong suy nghĩ. Với nhiều sinh viên, đại học là thứ gì đó thật thú vị. Tuy nhiên, hành trình này lại không hề đơn giản với nhiều bạn. Với mình, điểm khác biệt lớn nhất giữa đại học và cấp ba là tính chịu đổi mới. Môi trường đại học đòi hỏi sinh viên phải lột bỏ lớp vỏ cũ kỹ vốn có để mạnh mẽ đối mặt, mạnh mẽ trải nghiệm. Hãy chuẩn bị kỹ tâm lý để thay đổi nhé. Nếu không, bạn có thể phải trải qua 4 năm đại học không mấy “thảnh thơi.
Hẳn là bạn đã ít nhất một lần cảm thấy như mình. Nhìn xung quanh đâu đâu cũng toàn người giỏi, ẳm học bổng rầm rầm, lấy 8.5 Ielts nhẹ nhàng. Trong khi đó bản thân chưa đạt được gì to lớn cả. Tuy thích rất nhiều thứ và đã từng thử làm nhiều việc nhưng không việc nào tới nơi tới chốn cả. Vậy là ngày lại ngày trôi đi, bạn lại càng mất phương hướng và tự ti nhiều hơn.
Nếu từng mắc phải trường hợp này thì bạn ơi, bài viết này là dành cho bạn đó. Dưới đây là 4 mẹo đã giúp mình chín chắn, làm việc có hệ thống và tốt hơn mỗi ngày. Điều quan trọng nhất là mình đã bớt đi sự tự ti từ sâu bên trong.
Mục Lục
Mẹo 1: Chủ động để 4 năm đại học thảnh thơi:
Tips này nghe thì quen thuộc rồi, nhưng bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của cụm “chủ động” chưa ta? Chủ động không phải là ôm đồm nhiều việc. Bản chất của nó là sẵn sàng chịu trách nhiệm với công việc mình làm. Bởi khi đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho ai đó, bạn còn giữ tâm lý dựa dẫm vào họ.
Môi trường đại học tạo mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ nhưng cũng nhiều thách thức. Vậy nên, hãy nằm lòng bộ 3 chủ động dưới đây để làm chủ công việc của mình nhé!
Chủ động tìm kiếm công việc:
Việc ở đây không nhất thiết là đi làm nhé, nó có thể là các đầu việc chạy sự kiện của CLB như viết bài, tạo feedback hay cắt dán hình trang trí. Miễn là bạn không đợi ai nhắc làm mà tự nhận thức được đó là nhiệm vụ của mình.
Chủ động nhận diện vấn đề:
Rà soát một lượt các tasks cần làm và đặt câu hỏi “làm vậy thì như thế nào”, “thời điểm nào để bắt đầu”, “nếu lỡ có sự cố xảy ra thì đem lại hậu quả gì”. Nếu chưa có kinh nghiệm để nhận diện vấn đề, bạn có thể hỏi anh chị đi trước. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc nhận diện vấn đề là trách nhiệm của cấp trên nhé. Nhiệm vụ là của bạn, nếu rủi ro xảy ra thì ít nhiều cũng có lỗi của bạn. Do đó hãy chủ động lên kế hoạch trước nhé. Việc đặt câu hỏi không những giúp bạn phát hiện rủi ro kịp thời mà còn có thể rèn luyện tư duy hệ thống nữa.
Chủ động tìm kiếm giải pháp:
Bên cạnh những giải pháp để ngăn chặn rủi ro đã được lường trước, hãy linh hoạt tìm hướng xử lý khi có vấn đề phát sinh. Và tình huống ngoài mong đợi xảy ra, hãy chấp nhận nó như một bài học. Đừng than thở, đổ lỗi hay cảm thấy mình yếu kém. Bất trắc là một phần của cuộc sống, hãy đón nhận nó để nâng cấp bản thân mình.
Một mẹo nhỏ nữa là hãy rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. Biết cách quản lý quỹ thời gian có hạn sẽ giúp bạn trở nên chủ động hơn
Mẹo 2: Tích cực tìm giải pháp để 4 năm đại học để thảnh thơi:
“Đừng hỏi vì sao mình phải giải quyết vấn đề này, hãy hỏi làm cách nào để giải quyết nó”. Đó là lời khuyên mình tâm đắc nhất trong 4 năm đại học. Việc than thở chỉ làm bạn trở nên tiêu cực hơn. Hãy mở rộng góc nhìn để thấy sự việc nào cũng có 2 mặt, không có gì là hoàn toàn tiêu cực cả. Như mình đã nói ở trên, bất trắc là một phần của cuộc sống. Nếu ta không thể kháng cự, ta hãy tìm cách giải quyết nó. Ví dụ bạn có một bài tập quá khó để giải quyết, hãy thử tìm cách giải khác. Giải cách X không được tìm cách giải Y. Tương tự khi gặp việc khó, thử liệt kê ra các cách bạn có thể làm rồi chọn ra cách tối ưu nhất
Sau nhiều năm mình mới nhận ra, sở dĩ mình tự ti là vì mình chưa đủ nỗ lực để tìm ra giải pháp. Mình lo sợ sẽ gặp thất bại và bị xem thường. Nhưng rồi sau vài lần vấp ngã, mình ngộ ra là thất bại thực chất không đáng sợ đến vậy. Thất bại là một cách để bạn review bản thân một cách xác đánh nhất. Giờ đây, mình tin là theo một cách abc nào đó, chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết hợp lý thôi.
Mẹo 3: Nhận diện vấn đề để 4 năm đại học thảnh thơi:
Trước đây mỗi lần có người phê bình mình nặng một tí là mình lại đâm ra tức tối, cau có. Cả ngày hôm đó mình chỉ nhớ về lần khiển trách đó, kéo theo tâm trạng u ám cả ngày. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì chúng ta còn trẻ, chúng ta nhiều năng lượng nhưng cũng háo thắng và cứng đầu. Do đó, cái tôi không cho phép ta tiếp nhận những lời góp ý một cách thoải mái.
Càng về sau, mình dần học được rằng nếu chỉ chăm chăm vào thái độ của đối phương thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Có thể lời góp ý đó hơi nặng lời đấy, nhưng nếu có ích cho mình thì cũng hãy đón nhận để cải thiện hơn. Đôi khi mình còn cảm ơn những lần bị khiển trách nặng nề đó. Vì nhờ đó mà mình rèn được sức bền tâm lý và cải thiện những thiếu sót của bản thân.
Mẹo 4: Sở hữu sổ tay để 4 năm đại học thảnh thơi:
- Gặp điều thú vị -> note
- Đi họp hoặc teamwork -> note
- Ý tưởng mới lóe lên -> note
- Câu hỏi chưa giải quyết được trong ngày -> note
- …….
Bấy nhiêu thôi cũng thấy sổ tay quyền lực cỡ nào rồi ha. Mình biết hiện nay máy tính đã thay thế việc ghi chép rất nhiều rồi. Thế nhưng có một quyển sổ tay bên mình thì tiện hơn chứ nhỉ. Vì sổ nhỏ gọn hơn laptop rất nhiều. Khi nào có ý tưởng mới hay câu hỏi chợt lóe lên, chúng ta cũng có thể mang ra để note lại. Hơn nữa, sổ cũng ta rèn luyện tính chủ động trong công việc. Cụ thể là trước khi đi họp, bạn hãy note ra trước những ý muốn nói (hoặc câu hỏi) trong buổi họp. Việc này giúp ta dễ dàng nắm bắt thông tin, lường trước rủi ro và làm chủ được cuộc trò chuyện.
Tổng kết:
Với mình, khoảng thời gian trên giảng đường vẫn luôn là chặng đường rực rỡ và tuyệt đẹp. May mắn đúc kết được những bài học bổ ích, mình đã trở nên tích cực và lăn xả hơn. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ tự tin dấn thân để chinh phục nhiều điều mới lạ, để 4 năm đại học của bạn trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nếu có tips nào hay, đừng ngại bình luận cho mình biết thêm nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.