Top những cách mở bài Chữ người tử tù hay nhất

Bạn học tác phẩm Chữ người tử từ những chưa biết cách mở bài hay? Vậy thì bạn cần phải đọc bài viết này ngay nhé!

Bạn đang xem bài viết: mở bài chữ người tử tù

Mở bài 1 – Thái độ của Huấn Cao đối với Viên quản ngục

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ trước đến nay. Những tác phẩm của ông thường có nhiều thành công lớn về nghệ thuật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, thủ pháp tương phản,… nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng tạo một ấn tượng khó phai mờ, góp phần vào sự thành công của truyện ngắn. Điều đó được thể hiện sinh động qua tâm lí nhân vật chính của thiên truyện – nhân vật Huấn Cao, đặc biệt là diễn biến thái độ của ông đối với nhân vật viên quản ngục.

Xem thêm: Những mẫu kết bài Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) hay nhất

Mở bài 2 – Thái độ của Huấn Cao đối với Viên quản ngục

mở bài chữ người tử tù

Nguyễn Tuân một trong những gương mặt tiêu biểu, độc đáo nhất của văn học lãng mạn. Trước cách mạng ông tìm về quá khứ của một thời chỉ còn vang bóng với những thú vui hết sức tao nhã: ăn kẹo mạch nha, uống trà thưởng trăng,… và một trong những thú vui đó chính là chơi chữ. Thú vui này đã được tái hiện đầy đủ trong tác phẩm Chữ người tử tù. Nhưng tác phẩm không chỉ đơn thuần là sự tái hiện nét chữ cuối cùng của người tử tù Huấn Cao mà đó còn là hành trình nhận thức, để trân trọng tấm lòng biệt nhỡn của quản ngục.

Mở bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – mẫu số 3

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc trên văn đàn Việt Nam. Ông viết rất nhiều thể loại nhưng tiêu biểu hơn cả đó chính là tùy bút, truyện ngắn và một trong những tác phẩm nhận được nhiều sự chú ý nhất của ông đó chính là tác phẩm Chữ người tử tù. Trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao.

Mở bài Chữ người tử tù – phân tích nhân vật Huấn Cao số 4

Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dành trọn đời mình để viết nên những trang văn mà ở đó có một nguồn mỹ cảm dạt dào dành cho tất thảy những gì đẹp nhất trên đời. Viết rất hay về những thú chơi đẹp, Nguyễn Tuân cũng không bỏ quên cái đẹp ngời ngời như ngọc sáng trong nhân cách con người. Có người nói sự nghiệp Nguyễn Tuân sẽ không thể toàn vẹn nếu thiếu đi “Vang bóng một thời” và “Vang bóng một thời” cũng sẽ khiếm khuyết nếu không có sự góp mặt của thiên truyện “Chữ người tử tù”. Huấn Cao trong tác phẩm là một nhân cách sáng và đẹp mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên bằng cả niềm trân trọng và tài năng của mình, gửi vào đó nhân sinh quan về cái đẹp một cách sâu sắc

mở bài chữ người tử tù

Mở bài phân tích Chữ người tử tù – Mẫu 5

Nguyễn Tuân là một con người rất mực tài hoa, là bậc thầy về truyện ngắn. Sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn trước ông được coi là nhà văn “duy mĩ” say mê cái đẹp và coi cái đẹp là đỉnh cao của nhân cách con người. “Vang bóng một thời” là tập truyện tiêu biểu cho sáng tác thời kì này của Nguyễn Tuân, không tin tưởng ở hiện tại và tương lai ông đi tìm vẻ đẹp quá khứ của một thời vang bóng xa xưa với những phong tục, thú vui tao nhã lành mạnh trong đó có thú chơi chữ của Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Hai con người có nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng và cảnh cho chữ lạ lùng được hiện lên trong tác phẩm làm nổi bật cho tài năng văn chương và tư tưởng của Nguyễn Tuân.

Dạng văn mẫu này được áp dụng đa dạng với các đề bài, các bạn nên lưu ý nhé!

Mẫu 6 – Mở bài Chữ người tử tù gián tiếp

“Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính.”- Đó chính là câu nói nổi tiếng của nhà thơ người Mỹ- Ralph Emerson. Và có lẽ, câu nói ấy dường như dành cho nhà văn Nguyễn Tuân, khi cả cuộc đời ông luôn tìm tòi, chạy theo những cái đẹp được xem là chuẩn mực con người. Do đó, mà khi những thời vàng son đã đi qua, Nguyễn Tuân dường như mất niềm tin vào cái đẹp ở hiện tại, và vẫn cứ hoài niệm những thứ “duy mỹ” xưa cũ. Chữ người tử tù chính là một trong những truyện ngắn hay nhất trong tập truyện “Vang bóng một thời” của ông. Nổi bật trong đó là hình tượng nhân vật Huấn Cao hiện lên thật thanh cao, tao nhã, cùng với nhân cách của những con người thiện lương dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn theo đuổi cái đẹp đến cùng.

Xem thêm: Phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù chuẩn SGK

Mẫu 7 – Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp

Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vốn là nhà văn luôn theo đuổi và tôn thờ cái đẹp. Ông luôn cho rằng, cái đẹp trong cuộc sống luôn đi đôi với nét đẹp đỉnh cao trong nhân cách con người. Cũng vì vậy mà thời gian sau cách mạng, mọi thứ trong ông dần thay đổi, Nguyễn Tuân không còn niềm tin vào cái đẹp xã hội hiện tại, ông muốn níu kéo và cứ mãi chạy theo cái đẹp của một thời dĩ vãng với những thú vui truyền thống ngày xưa. Điển hình là thú chơi chữ của nhân vật tử tù Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Tuy cận kề cái chết nhưng nét đẹp trong tâm hồn của Huấn Cao vẫn hiên ngang và hiện lên thật trong sáng đến giây phút cuối cùng.

Tổng kết

mở bài chữ người tử tù

Như vậy, bangxephang.com đã cung cấp đến bạn một số văn mẫu mở bài Chữ người tử tù. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích cho các bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những nội dung tiếp theo nhé!

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận