Liệu bạn có phải là một người độc hại?

Tình huống:

Bạn có thắc mắc tại sao những mối quan hệ của bạn thường dễ dàng kết thúc hoặc kết thết rất nhanh không? Hay bạn đã từng nghe những câu hỏi như “Tại sao tôi yêu anh ấy/ cô ấy như vậy nhưng họ vẫn rời bỏ tôi” không. Vâng, ý mình là các bạn hãy thử kiểm chứng lại, liệu chúng ta có đang có những hành vi độc hại không nhé!
”Mình vừa dừng lại một mối tình kéo dài nửa năm. Mình rất yêu anh. Nhưng mình luôn có cảm giác không an toàn và sợ mất. Mình cảm thấy khó chịu khi anh nói chuyện với bất cứ ai ngoài mình. Hôm nay, tụi mình cãi nhau và anh không còn dỗ mình nữa. Anh đã gỡ bỏ tất cả mọi thứ về mình trên trang cá nhân. Mình buồn lắm.”
Đó là một câu chuyện của một người bạn có thật của mình. Cô ấy rất buồn khi mất đi 1 người mà cô ấy rất yêu thương. Nhưng các bạn thấy gì khi nghe xong câu chuyện?
Cô không sai, cô rất tốt. Nhưng trong mối quan hệ này, cô đã có những hành vi độc hại và khiến cho anh người yêu cảm thấy bị áp đặt, mệt mỏi vì cô. Mình thấy tiếc cho mối tình này.
Đầu tiên mình muốn nói, cô bạn này không phải người độc hại và mình mong các bạn sẽ phân biệt rõ khái niệm ‘người có những hành vi độc hại chưa hẳn là người độc hại’. Vì tất cả chúng ta, không ai là hoàn hảo cả.

Dấu hiệu:

  • Bạn luôn muốn người khác làm theo ý mình trong đời sống hàng ngày. Bạn cảm thấy không vui khi người khác không làm như những gì bạn muốn. Bạn áp đặt quyền lực lên họ, không để họ làm những thứ họ muốn thì vô tình bạn đã trở thành 1 người kiểm soát.
  • Bạn cảm thấy cuộc đời thật bất công và bạn luôn là nạn nhân. Bạn bực bội về việc người khác khó chịu về bạn, nhưng bạn đã bao giờ nhìn nhận bản thân chưa. Và việc người khác khó chịu về bạn có phải là muốn tốt cho bạn hay không ?
  • Bạn luôn muốn nhận lại khi cho đi hoặc kể cả là không. Khi bạn cho ai đó thứ gì đó nhưng lại mong rằng sẽ nhận lại từ người đó phải bằng hoặc hơn. Khi họ không đáp trả đủ thì bạn có suy nghĩ sai lệch về họ và cảm thấy khó chịu. Mình chỉ muốn đưa đến bạn thông điệp “Khi sự kỳ vọng càng lớn, thì cảm giác thất vọng sẽ càng nhiều”
  • Bạn đề cao bản thân. Khi người bạn đang quan tâm nói họ muốn yên tĩnh, nhưng bạn thì lại muốn biết lí do. Có thể là do bạn đang muốn chia sẻ hoặc chỉ là đang tò mò. Khi họ không nói ra thì bạn cảm thấy không được tôn trọng và bạn không vui vì điều đó. Bạn buông ra những câu nói có thể gây thêm tổn thương cho người mà bạn đang quan tâm để khiến họ phải nói ra.
  • Bạn không nói xin lỗi. Chắc hẳn chúng ta sẽ có những giận hờn trong các mối quan hệ của bản thân. Nhưng bạn đã từng đánh mất 1 người nào đó vì không nói ra câu Xin lỗi chưa ? Mình tin là có. Và rất nhiều người trong chúng ta cũng thế. Có khi, có những lỗi chúng ta sai rõ ràng nhưng chúng ta không nói ra và nghĩ đó chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng 1 chi tiết nhỏ, cũng thể hiện lên tính cách của 1 người!

Tổng kết:

Mình biết, để tạo dựng nên 1 mối quan hệ tốt chúng ta cần cảm thấy an toàn và thấy có niềm tin ở người còn lại. Nhưng sự tin tưởng và cảm giác an toàn cần được xây dựng bởi cả chính bạn và đối phương. Bằng cách thẳng thắn nói với nhau về những điều chưa hiểu của đối phương, những điều có thể gây ra hiểu lầm giữa 2 người. Chứ không phải là đoán già đoán non hay sự công kích và ép buộc . Cuối cùng, mình muốn gửi đến các bạn thông điệp “Yêu thương không phải sở hữu, yêu thương là trân trọng” Cảm ơn bạn đã theo dõi bangxephang.com 

 

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận