Bật mí 6 phương pháp học tập hiệu quả nhất dành cho mọi người.

Ngày nay, xã hội phát triển không ngừng, đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng tự giác học tập thêm nhiều kiến thức và kĩ năng mới. Tuy nhiên, trong quá trình học tập ấy, chắc hẳn không ít người trong chúng ta cảm thấy chán nản với phương pháp học tập hiện tại của mình, thứ phương pháp vừa lỗi thời lại kém hiệu quả.

Chúng ta muốn thay đổi phương pháp học tập nhưng chẳng biết bắt từ đâu? Đừng lo nhé! Hãy để Bangxephang.com bật mí 6 phương pháp học tập hiệu quả nhất dành cho mọi người. Bảo đảm áp dụng vào là nâng cao khả năng học tập của bạn ngay và luôn nè.

1. Lặp lại ngắt quãng (Spaced repetion).

Lặp lại ngắt quãng (Spaced repetion) hiểu đơn giản là phương pháp học tập bằng cách tận dụng các khoảng ngắt quãng trong khi học. Đây được coi như kỹ thuật “thần thánh” nhất giúp tăng cường khả năng ghi nhớ dành cho người học. So với cách học nhồi nhét truyền thống, phương pháp lặp lại ngắt quãng không chỉ giúp người học nhớ kiến thức lâu và rõ hơn, mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian lẫn công sức phải bỏ ra trong qua trình học tập.

Xem thêm: Tổng hợp 10 mẹo chi tiết giúp vẽ tranh số hóa đẹp | Cập nhật 8/2021

Spaced repetition in learning theory - YouTube

Lặp lại ngắt quãng-Phương pháp học tập giúp ghi nhớ hiệu quả nhất.

Lặp lại ngắt quãng là kỹ thuật ghi nhớ được áp dụng trong đa dạng các lĩnh vực học tập, nhưng đặc biệt phát huy công dụng đối với các lĩnh vực cần ghi nhớ nhiều và ngoại ngữ. Để thực hiện phương pháp này, tối ưu nhất là bạn nên kết hợp Spaced Repetinon với cách học qua bộ Flashcard.

Quá trình thực hiện lặp lại ngắt quãng có thể tóm tắt như sau:

Bước thứ nhất: Bạn cần chuẩn bị 5 chiếc hộp và 1 bộ Flashcard. Đem kiến thức cần ghi nhớ viết vào tờ Flashcard, sau đó đem tờ Flashcard đã học bỏ vào chiếc hộp thứ nhất.

Bước thứ hai: Ở bước này, bạn cần trải qua 5 chu kỳ ôn tập.

+ Chu kỳ 1: Sau 1 ngày, bạn ôn luyện lại tờ Flashcard đã học, nếu trả lời đúng thì hãy đưa nó đến chiếc hộp thứ 2, nếu trả lời sai thì vẫn giữ nguyên tờ Flashcard tại hộp thứ nhất.

+ Chu kỳ 2: Tương tự như chu kỳ 1, sau 3 ngày, hãy tiến hành ôn lại tờ Flashcard trong hộp thứ hai.

+ Chu kỳ 3: Sau 10 ngày, hãy thực hiện nó như chu kỳ 2. Nếu bạn trả lời đúng, di chuyển tờ Flashcard tới chiếc hộp thứ 4.

+ Chu kỳ 4: Sau 30 ngày, tiếp tục ôn lại tờ Flashcard đó. Nếu bạn nhớ, hãy cho tờ Flashcard vào chiếc hộp thứ 5, không thì vẫn giữ nguyên tại đó.

+ Chu kỳ 5: Cuối cùng, sau 90 ngày, tiến hành ôn luyện lần cuối. Nếu bạn vẫn nhớ, ta đa, xin chúc mừng bạn đã kết thúc chu kỳ ôn tập. Nếu có thể đi đến đây, bảo đảm kiến thức mà bạn đã học sẽ rất khó để quên được.

quy-luat-tri-nho-03

Tóm tắt quá trình thực hiện phương pháp học tập lặp lại ngắt quãng.

2. PQ4R.

PQ4R là phương pháp học tập được viết tắt từ sáu chữ cái đầu tiên trong sáu giai đoạn của quá trình đọc và hiểu, bao gồm: Preview (Xem trước)-Question (Đặt câu hỏi)-Read (Đọc)-Reflect (Phản hồi)- Recite (Đọc thuộc lòng)-Review (Đánh giá). Với PQ4R, người học có thể được tiếp cận tích cực nội dung bài học một cách chặt chẽ và thấu đáo hơn, qua đó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và hiểu được kiến thức.

▷ Método PQ4R: Pasos de vista previa y preguntas - Estudyando

PQ4R-Phương pháp học tập hiệu quả dành cho người học.

Nghe phức tạp là vậy, nhưng để thực hành PQ4R lại đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều. Trước hết, khi bắt đầu chương trình học nào đó, bạn cần xem trước mục lục chương và các tiêu đề chương của giáo trình, sách,…trong chương trình ấy. Qua đó sẽ cho bạn có cái nhìn toàn cảnh về phần nội dung mà bản thân sắp tới sẽ học.

Tiếp theo, bạn cần đặt câu hỏi cho những gì mình đã xem qua. Những câu hỏi đấy có thể đến từ mục lục hay các tiêu đề.

Công việc kế tiếp của bạn là phải đọc, đọc thật kỹ, không được đọc sơ sài.

Sau khi đọc xong, hãy dành thời gian để suy ngẫm. Bạn hiểu được bao nhiêu phần so với tổng số? Liệu bạn có thể truyền đạt cho người khác nội dung đó hay không? Nếu không thể, hãy đọc lại.

Sau đấy, hãy viết thông tin ra giấy. Việc viết tay sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ kiến thức.

Cuối cùng, điểm lại những ý chính, ý phụ các câu hỏi mà bạn đã đặt ra trong quá trình học.

3. Quả cà chua ( Pomodoro ).

Phương pháp học tập quả cà chua hay còn gọi là phương pháp Pomodoro là cách thức giúp người học quản trị thời gian để gia tăng sự tập trung tối ưu trong quá trình học. Với phương pháp này, bạn không chỉ giữ được sự tập trung cần thiết, tránh đi sao nhãn, mà còn tranh thủ được những quãng thời gian ngắn để thư giãn, nghỉ ngơi. Qua đó, giúp duy trì hiệu suất và khả năng học tập trong một thời gian dài.

Phương pháp “quả cà chua” Pomodoro: Làm việc tập trung, hiệu quả cao mà không hề mệt mỏi

Quả cà chua (Pomodoro)- Phương pháp học tập “hack” thời gian hiệu quả nhất.

Để thực hiện Pomodoro, bạn hãy chuẩn bị trước một chiếc đồng hồ hoặc điện thoại để canh giờ. Quy trình thực hiện phương pháp này cụ thể như sau:

+ Sắp xếp kế hoạch học tập.

+ Đặt thời gian, trung bình khoảng 25 phút cho một phiên.

+ Tập trung học đến hết 25 phút. Nếu gián đoạn phải bắt đầu lại phiên học từ đầu.

+ Nghỉ giải lao trong 5 phút. Lưu ý, bạn cần phải nghỉ ngơi thật sự. Có thể uống nước, nhắm mắt, nghe nhạc, làm việc đơn giản,…nhưng tuyệt đối tránh xa internet và mạng xã hội.

+ Sau 3 lần nghỉ giải lao thì ở lần thứ 4 sẽ dài hơn (khoảng 15- phút).

Kỹ Năng] Quản Lý Thời Gian – Phương Pháp Quả Cà Chua Pomodoro - YBOX

Các bước thực hiện phương pháp quả cà chua (Pomodoro).

4. Sơ đồ tư duy (Mind Map).

Sơ đồ tư duy (Mind Map) là phương pháp sắp xếp và lưu trữ thông tin theo một hệ thống từ khóa, hình ảnh nhất định để tận dụng năng lực ghi nhận từ bộ não. Đây được coi là cách thức để nhớ chi tiết, nhằm tổng quan hay phân tích thông tin thành dạng sơ đồ phân nhánh.

Cha đẻ của phương pháp này là Tony Buzan, tác giả của 92 đầu sách, dịch ra hơn 30 ngôn ngữ và được xuất bản trên 125 quốc gia trên thế giới.

Mindmap là gì? kỹ năng vẽ sơ đồ Mindmap hiệu quả - Kiếm Tiền Blog

Sơ đồ tư duy (Mind Map)-Phương pháp học tập hệ thống kiến thức tốt nhất.

Trong đời sống để lập nên một sơ đồ tư duy, người học cần hoàn thành 4 bước cơ bản nhất, cụ thể như sau:

+ Dùng một hình vẽ hoặc từ khóa đặt ở trung tâm tờ giấy trắng. Sau đó vẽ vòng xung quanh và dùng các màu sắc bắt mắt làm nổi bật chủ đề.

+ Từ từ khóa hoặc hình vẽ trung tâm, vẽ đường phân nhánh tới các đường chủ đề chính. Hãy sử dụng màu sắc khác nhau cho mỗi đường để đem tới hiệu quả ghi nhớ tốt nhất.

+ Tại mỗi nhánh chính, tiếp tục phân ra thành nhiều nhánh nhỏ khác, mỗi nhánh nhỏ là chi tiết của nhánh chính. Vậy nên, các nhánh nhỏ phải có thống nhất và bổ trợ cho nhánh chính. Tuyệt đối không được để nội dung nhánh nhỏ nằm ngoài quy luật của nhánh chính.

+ Hoàn thiện sơ đồ sao cho nhìn vào thật sống động và nổi bật.

Sơ đồ tư duy là gì? Nguyên tắc vẽ sơ đồ tư duy Mind Map | ATP Software

Hãy dùng phương pháp học tập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức của bạn.

Chỉ với 4 bước đơn giản, bạn đã có ngay một chiếc sơ đồ tư duy, ngại gì mà không bắt tay vào vẽ ngay luôn nào!

5. Preynman.

Freyman là phương pháp học tập được đặt theo tên của nhà vật lý học người Mỹ Richard Phillips Freynman (1918-1988), chủ nhân của giải thưởng Nobel Vật lý năm 1965. Với kỹ thuật này, người học có thể tiếp  được mọi thứ theo cách nhanh chóng và thấu triệt hơn rất nhiều so với các cách học truyền thống.

Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc, Bill Gates cũng phải sử dụng - Ảnh 1.

Freynman-Phương pháp học tập giúp ghi nhớ những gì đã học.

Tuy được phát minh từ bộ óc thiên tài từng đạt giải Nobel, nhưng kỹ thuật Freynman chỉ có 4 bước rất đơn giản, tất cả mọi người đều có thể áp dụng được. Đây là 4 bước thực hiện:

+ Ghi lại tên, nguyên tắc và điểm mấu chốt của nội dung mà bạn muốn học. Hãy tự nhớ và sử dụng các từ ngữ đơn giản nhất để diễn đạt.

+ Tưởng tượng bạn đang giảng phần nội dung đó cho một đứa trẻ 12 tuổi.

+ Xác định các lỗ hỏng kiến thức trong quá trình giải thích, sau đó đọc lại phần nội dung chưa hiểu đấy.

+ Cuối cùng, dùng từ ngữ đơn giản dễ hiểu nhất của bạn để giải thích lại nội dung bài học.Kỹ thuật Feynman – 4 bước đơn giản giúp ghi nhớ mọi kiến thức.

Các bước thực hiện phương pháp học tập Freynman.

Xem thêm: Tips quản lý thời gian đơn giản – Update 5/8/2021

6. Ghi chú mã màu.

Đây là phương pháp dành cho những bạn cảm thấy chán ngấy cách học “một màu” đi theo lối mòn. Ghi chú mã màu là phương pháp học tập bằng cách sắp xếp thông tin từ các màu sắc khác nhau. Từ đó, người học có thể phân loại thông tin theo các mức độ ưu tiên để dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ.

Liệu bạn đã biết cách ghi chép hiệu quả?

Ghi chú mã màu cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ thông tin của người học.

Để áp dụng phương pháp học ghi chú mã màu, một vài hướng dẫn cụ thể dành cho các bạn như sau:

+ Đối với ý chính hãy sử dụng màu đỏ.

+ Ghi chú các thông tin quan trọng hãy dùng màu vàng.

+ Ghi chú các chủ đề theo từng màu sắc khác nhau để tiện phân loại.

+ Không nên tô màu lung tung mà chỉ tô những gì bạn cho là quan trọng nhất.

7. Tổng kết.

Trên đây là 6 phương pháp học tập hiệu quả nhất dành cho mọi người. Hi vọng với bài viết này, Bangxephang.com sẽ giúp các bạn tìm ra được phương pháp học tập tối ưu nhất, qua đó nâng cao chất lượng học tập cho bản thân mình. Còn bây giờ! Chần chờ gì mà không áp dụng các phương pháp ấy vào trong kế hoạch học tập của bản thân ngay đi thôi!

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận