Soạn bài Sông núi nước Nam (ngắn nhất) – Ngữ Văn 7

Soạn bài Sông núi nước Nam được Bảng Xếp Hạng sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh đọc thêm để hiểu rõ về bản tuyên bố chủ quyền của nước ta trước những thế lực xâm phạm vào quyền độc lập dân tộc để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Bạn đang xem bài viết: soạn bài sông núi nước nam

Tìm hiểu chung về tác phẩm Sông núi nước Nam

Giới thiệu tác giả

  • Chưa rõ tác giả bài thơ là ai.
  • Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt.
Giới thiệu tác giả
Giới thiệu tác giả

Về tác phẩm Sông núi nước Nam

1. Thể loại

Thơ thất ngôn tứ tuyệt: bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng bác (ngắn gọn) – Ngữ Văn 9

* Đôi nét về thơ Đường luật

– Ở Việt Nam, thời trung đại đã có một nền thơ đa dạng và phong phú

– Thơ trung đại hay được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.

– Có nhiều thể thơ khác nhau: thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu 7 chữ), song thất lục bát (2 câu 7 chữ kèm theo 2 câu thơ: một câu 6, một câu 8) …

2. Hoàn cảnh sáng tác

– Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ.

– Nhưng nổi tiếng nhất là truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ ngh từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.

Về tác phẩm Sông núi nước Nam
Về tác phẩm Sông núi nước Nam

Bố cục tác phẩm

Bố cục: 2 phần

– Hai câu đầu: Nước Nam là của ngưòi Nam. Điều đấy đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

– Hai câu cuối: Kẻ thù không nên xâm phạm, nếu như xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong.

Soạn bài Sông núi nước Nam

Câu 1 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được cho là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:

– Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì

– Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được

– Kẻ thù nếu như tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời

Soạn bài Sông núi nước Nam
Soạn bài Sông núi nước Nam

Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

– Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở

+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, việc này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

– Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền quốc gia đến cùng.

Câu 4 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghĩa biểu cảm của bài thơ:

– Sự khẳng định đanh thép, cảm giác mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi

– Cảm giác và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ

Soạn bài Sông núi nước Nam
Soạn bài Sông núi nước Nam

Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn

– Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được

– Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong

Luyện tập

Nếu có bạn câu hỏi thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư (vua Nam ở) thì em sẽ trình bày thế nào?

Các bạn có thể tham khảo văn mẫu sau:

Soạn bài Sông núi nước Nam
Soạn bài Sông núi nước Nam

Sở dĩ không nóí “Nam nhân cư”, mà nói “Nam đế cư”, vì nói “Nam đế” là một cách khẳng định quốc gia có sông núi bờ cõi riêng, quốc gia có chủ quyền, có vua đứng đầu cai trị. Không có chủ quyền thì không thể có “đế” được. Ngoài ra, xưa kia các vua Tàu chỉ coi nước họ là nước lớn và tự xưng là “đế” còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là “vương”, vì vậy nói “Nam đế” là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.

Tổng kết

Trên đây, Bảng Xếp Hạng đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học tốt hơn. Chúc các em học tốt

Nguồn: Tổng hợp

 

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận