Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là loại thuốc có thể làm giảm nhanh nhiều cơn đau liên quan đến bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật. Giống như các loại thuốc khác, chúng có thể gây ra tác dụng phụ, 1 số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc giảm đau và những lưu ý khi dùng thuốc thuốc giảm đau.

Các loại thuốc giảm đau phổ biến

Thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc giảm đau có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm các cơn đau nhẹ, ngắn hạn như đau đầu, sốt, cảm cúm, đau bụng, đau răng,…

Xem thêm: TOP 10 loại viên uống bổ máu tốt nhất hiện nay

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID)

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid gồm các loại thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,… có tác dụng giảm đau nhẹ, dùng để điều trị cảm lạnh, hạ sốt, viêm xoang

tác dụng phụ của thuốc giảm đau
Thuốc Aspirin

Thuốc giảm đau Acetaminophen (Paracetamol)

Acetaminophen dùng trong các trường hợp như đau đầu, đau khớp, đau lưng, đau răng, hạ sốt,… Acetaminophen là loại thuốc giảm đau hiệu quả thay thế cho aspirin, tuy nhiên không các tác dụng điều trị viêm như aspirin.

Thuốc Paracetamol
Thuốc Paracetamol

 Thuốc giảm đau kê đơn

Thuốc giảm đau kê đơn gồm các loại thuốc opioid và thuốc không opioid. Các loại thuốc opioid có tác dụng rất mạnh, nó làm giảm phản ứng đau và tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể  do giảm truyền các tín hiệu đau đến não. Các bác sĩ thường kê cho những bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật, hoặc bị chấn thương, hoặc đang sống với 1 tình trạng nghiêm trọng, lâu dài như ung thư (gây ra các cơn đau liên tục)

Các loại thuốc giảm đau opioid phổ biến:

  • Morphine: dùng trước và sau khi thực hiện phẫu thuật
  • Oxycodone: dùng trong các trường hợp đau vừa đến nặng
  • Codeine kết hợp acetaminophen: dùng trong trường hợp  đau nhẹ đến vừa
  • Hydrocodone kết hợp acetaminophen: dùng trong trường hợp  đau vừa đến nặng
  • Ngoài ra còn có Hydromorphone (Dilaudid), meperidine (Demerol), propoxyphene (Darvon),…

Sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Một số thuốc giảm đau có thể làm giảm nhanh các cơn đau thông thường, mà có thể dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc. Trên thực tế, thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả và an toàn khi được sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn. Việc sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn liều lượng cho phép có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Vì vậy, phải sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn ghi trên bao bì, theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc cũng như đưa người khác sử dụng thuốc của mình.

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau không kê đơn

NSAID

Trong chuyên mục sức khỏe & làm đẹp mình cũng sẽ so sánh các loại thuốc giảm đau với nhau và ai có thể sử dụng chúng.

So với Paracetamol, các thuốc NSAID có tác dụng phụ nhiều hơn và 1 số tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra ngay cả ở liều khuyến cáo. Mặc dù chúng có thể làm giảm cơn đau, nhưng chúng cũng có thể khiến dạ dày bị chảy máu, khó tiêu, loét dạ dày nếu bạn dùng chúng trong thời gian dài dùng nhiều. 

NSAID cũng có thể gây tổn thương thận, tiến triển thành bệnh thận mãn tính và bệnh thận giai đoạn cuối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời . 

Bạn không nên cho trẻ em uống aspirin vì có nguy cơ dẫn đến tình trạng đe doạ tính mạng được gọi là hội chứng Reye tấn công não và gan.

Dùng aspirin hằng ngày cũng làm tăng tỷ lệ mắc loại đột quỵ liên quan đến chảy máu trong não.

Acetaminophen

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống Acetaminophen:

  • Phát ban, ngứa hoặc sưng ở các vị trí như: mặt, lưỡi, cổ họng
  • Chóng mặt
  • Khó thở

Acetaminophen không gây ra các loại vấn đề về dạ dày như aspirin. Nhưng nếu  uống quá nhiều, hoặc uống rượu trong khi dùng thuốc có thể gây tổn thương gan. 

Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau kê đơn

Tác dụng phụ của các loại thuốc opioid:

  • Táo bón 
  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Ngứa
  • Đổ mồ hôi
  • Phiền muộn
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Gây hưng phấn, ảo giác
  • Uống 1 lượng lớn thuốc giảm đau opioid có thể khiến bạn ngừng thở. 
  • Gây nghiện: muốn tiếp tục dùng những loại thuốc này ngay cả khi không cần thiết phải dùng. Người nghiện thuốc không cưỡng lại được sự thôi thúc sử dụng thuốc để thỏa mãn cơn thèm thuốc, bất chấp các tác hại do thuốc gây ra và sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc quá liều gây ra tử vong!

Xem thêm: TOP 6 loại viên uống chống nắng Nhật Bản chất lượng nhất

Lưu ý và liều dùng thuốc giảm đau

NSAID

Tác dụng phụ trên dạ dày rất phổ biến xảy ra khi dùng thuốc NSAID. Để tránh buồn nôn hoặc đau bụng, nên sử dụng NSAID cùng với thức ăn, sữa, hoặc thuốc kháng axit. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc ức chế axit dùng cùng với NSAID để bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa loét dạ dày

Không dùng thuốc trước hoặc sau khi phẫu thuật bắc cầu hoặc nếu gần đâu bạn có lên cơn đau tim. Nó có thể khiến bạn có nguy cơ bị đau tim lần hai

Ngoài ra, nếu đang mang thai, không dùng thuốc NSAID sau tuần thứ 29

Không dùng thuốc nếu đã bị dị ứng như nổi mề đay, khó thở khi dùng thuốc NSAID trước đó

Acetaminophen (paracetamol)

Không được tự ý uống thuốc để điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em

Trẻ em uống 10 -15 mg/kg cân nặng, 3 – 4 lần/ngày. Và liều tối đa không quá 60 mg/kg/ngày

Người lớn và trẻ trên 12 tuổi không quá 4g/ngày (tương đương 8 viên Paracetamol 500mg), mỗi lần chỉ uống 1 -2 viên và cách nhau mỗi 4 – 6 giờ. 

Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan yếu

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt khá an toàn. Tuy nhiên, cẩn trọng với những người bị bệnh gan vì có thể gây độc cho gan.

Tránh uống rượu trong thời gian uống thuốc.

Opioid

Cẩn trọng khi dùng, dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì nhóm thuốc này có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc khi dùng quá liều. 

Việc điều khiển phương tiện cơ giới hoặc máy móc có thể nguy hiểm vì thuốc có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, nhất là khi bệnh nhân mới bắt đầu sử dụng thuốc lần đầu. 

Việc sử dụng thuốc khi uống rượu hoặc trộn 1 số loại thuốc khác có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn

Bảo quản thuốc đúng cách

Để đảm bảo chất lượng thuốc, nên bảo quản thuốc ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh độ ẩm cao (như phòng tắm)

Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi

Khi thuốc hết hạn hoặc không cần dùng đến nữa thì phải tiêu hủy đúng cách

Bảo quản thuốc đúng cách
Bảo quản thuốc đúng cách

Tổng kết

Mọi người chỉ dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Khi bác sĩ kê đơn liên quan tới thuốc giảm đau, người bệnh cần chú ý khai báo tiền sử bệnh tật, cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để bác sĩ lựa chọn thuốc phù hợp và liều dùng thời điểm uống thích hợp, tránh những tác dụng phụ không đáng có của thuốc giảm đau. 

Tuyệt đối không uống thuốc giảm đau khi đang đói vì có thể gây viêm, loét dạ dày, xuất huyết, thủng đường tiêu hóa. Sau khi uống thuốc mà thấy có các triệu chứng dị ứng với thành phần thuốc như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn hoặc đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói,.. thì cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của bangxephang.com

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận