Tác hại của măng tây đối với sức khỏe

Măng tây là loại rau củ thường thấy trong các món Âu. Đến nay, măng tây trở nên khá phổ biến trong bữa cơm của người Việt, không chỉ để chế biến món Âu, người đầu bếp còn sáng tạo những món Việt có sự kết hợp của măng tây. Tuy nhiên, ăn quá nhiều măng tây có thể gây khô miệng, mùi cơ thể, 1 số người có bệnh phù nề, gút không nên ăn. Cùng tìm hiểu về măng tây và những tác hại của măng tây trong bài dưới đây!

Tìm hiểu về măng tây

Măng tây có nguồn gốc từ Hy Lạp, La Mã cổ đại và vùng Địa Trung Hải, được du nhập vào nước ta những năm 1960s. Măng tây là một loại thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ loa kèn, được dùng chế biến các món Âu. Chúng rất được ưa chuộng bởi hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.

Xem thêm: Top 10 địa chỉ bán thịt sạch uy tín ở TPHCM

măng tây
Măng tây

Măng tây là loại cây trồng lâu năm, dạng hình ngọn giáo, khi ăn giòn, ngon, vị đắng dịu, khá dễ ăn. Nó được trồng trong các vùng có nhiệt độ trung bình khoảng 25oC, các nước ôn đới, thu hoạch nhiều vào mùa xuân. Ngày nay, do tiến bộ trong việc chọn giống nên đã tạo được những dòng măng tây xanh, sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng nhiệt đới có nhiệt độ trung bình năm cao như Việt Nam.

Các loại măng tây

Măng tây xanh

Măng tây xanh là loại măng tây phổ biến nhất với màu xanh đậm từ đầu đến thân, phần ngọn hơi có sắc tím. Khi nấu chín sẽ chuyển dần sang màu xanh nhạt hơn. Ngoài ra, măng tây non sẽ có hàm lượng chất xơ cao hơn măng tây già.

Măng tây xanh
Măng tây xanh

Măng tây xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao (chứa nhiều chất xơ, chất đạm, vitamin A, C, B2 cũng như các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, sắt, kẽm,…)

Măng tây tím

Măng tây tím có màu tím sẫm đặc trưng. Sở dĩ có màu tím sẫm do có chứa hàm lượng cao chất anthocyanin (là một chất chống oxy hóa có trong các loại rau củ có sắc tím khác như củ dền, việt quất,…). Cũng vì vậy mà măng tây tím có phần ngọt hơn và mùi hăng hơn các loại măng tây khác.

Măng tây tím
Măng tây tím

Ngoài ra, măng tây tím có chứa nhiều chất glutathione (là một chất oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các bệnh cảm cúm và các bệnh về gan, ung thư).

Măng tây trắng

Măng tây trắng là măng tây xanh được trồng trong điều kiện thiếu sáng. Khi trồng, nông dân sẽ vùi phần thân xuống đất sâu hơn để măng tây không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.Khi quá trình quang hợp không xảy ra, măng tây sẽ mất đi màu xanh và nhạt dần thành màu trắng hồng.

Do các tế bào diệp lục kém phát triển nên măng tây trắng sẽ có vị thanh hơn và mềm hơn măng tây xanh. Ngoài ra, lượng chất xơ trong măng tây trắng cũng sẽ không cao bằng.

Măng tây trắng
Măng tây trắng

Trong thành phần của măng tây trắng có chứa nhiều chất inulin có tác dụng hỗ trợ hoạt động của các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Về giá trị dinh dưỡng, măng tây được mệnh danh là “vua” của các loại rau bởi chúng chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể như chất xơ, chất folate, vitamin A, B, C… Do đó, măng tây mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, trong 100gr măng tây sẽ có

Giá trị dinh dưỡng của măng tây
Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Lợi ích măng tây mang lại

Tăng cường hệ miễn dịch

Măng tây cung cấp một lượng vitamin E và D dồi dào, đồng thời cũng là một loại thực phẩm giàu chất xơ và protein. Đây là những chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ít mắc phải những bệnh vặt như cảm cúm.

Cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa

Trong măng tây có chứa chất inulin, là một loại carbohydrate. Chất này sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn có lợi là lactobacilli và bifidobacteria phát triển và sinh sôi trong đường ruột. Ngoài ra, chất xơ trong măng tây cũng có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón.

Làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa

Hàm lượng vitamin A và C có chứa nhiều trong măng tây, đây là hai chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da trước sự tấn công của các gốc tự do. Vitamin C còn hỗ trợ cho quá trình tổng hợp các collagen, có tác dụng làm đẹp da, giúp da săn chắc và mịn màng hơn.

Chưa hết, ăn măng tây còn có tác dụng giúp bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, vì có chứa một hợp chất chống oxy hóa có tên là glutathione. Đồng thời giúp kéo dài tuổi xuân của phụ nữ, cải thiện những dấu hiệu lão hóa như đồi mồi, vết nhăn…

Ngoài ra, còn có 1 vài lợi ích khác như Ngăn ngừa trầm cảm, giảm sưng viêm, tốt cho mẹ bầu và thai nhi, trẻ nhỏ,…

Tác hại của măng tây

Mặc dù có nhiều dưỡng chất, không kỵ khi kết hợp với các nguyên liệu khác nhau nhưng không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này. Đối với một số người mắc các bệnh sau thì cần hạn chế ăn măng tây, cụ thể:

Tác hại của măng tây đối với người bị bệnh phù nề

Phù nề có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như thận suy yếu, nhiễm trùng, chết mô, suy tim… Các bác sĩ, các chuyên gia sức khỏe & làm đẹp cho biết việc ăn quá nhiều măng tây khi đang bị phù nề có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, chính bởi vậy cần hạn chế hấp thụ loại thực phẩm này.

Tác hại của măng tây đối với người cao huyết áp

Người cao huyết áp khi ăn măng tây cần hết sức cẩn trọng bởi thực phẩm này có thể gây phản ứng với thuốc, khiến huyết áp giảm xung đột nghiêm trọng, gây nguy hại đối với sức khỏe.

Tác hại của măng tây đối với người bị bệnh gút

Purin có trong măng tây tốt cho não bộ nhưng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng lên – nguyên nhân gây ra bệnh gút. Bởi vậy người bệnh này cần hạn chế bổ sung măng tây trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.

Những người dị ứng măng tây

Với người dị ứng măng tây khi ăn có thể gây ra một số triệu chứng như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, sốt phát ban, nổi mụn…

Ngoài ra, Măng tây sẽ mang tác dụng tốt nếu ăn với liều lượng hợp lý, khoảng 2 – 3 bữa/ tuần. Việc ăn quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề sau:

  • Khô miệng, mất nước: Ăn măng tây có tác dụng lợi tiểu, nhưng ăn với số lượng lớn thì có thể gây mất nước, cơ thể mệt mỏi, khô miệng.
  • Gây mùi hôi cơ thể: Trong măng tây chứa 1 lượng nhỏ lưu huỳnh, có thể gây hôi miệng, hôi nách… ảnh hưởng tâm lý người ăn và mọi người xung quanh.

Chế biến đúng cách làm giảm tác hại của măng tây

Măng tây tươi sẽ có thân cứng cáp, đầy đặn, thẳng đều, không bị gãy và héo, không có mùi (khi chế biến mùi măng tây sẽ dậy lên).

Măng tây có màu sắc tươi, đậm dần ở phần ngọn và không bị úa vàng, phần gốc phải khô ráo, không bị úng nước.

Không nên mua những cây măng tây có các đốm đen trên thân và có dấu hiệu ẩm mốc. Đặc biệt, khi phần ngọn măng tây bắt đầu ra hoa thì bạn cần vứt bỏ.

Bạn nên chọn mua măng tây tại các địa chỉ uy tín như siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng nông sản để đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ.

Xem thêm: Giải đáp câu hỏi tinh chất hàu loại nào tốt nhất năm 2021

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn mua loại măng tây phù hợp.

Khi mua về bạn ngâm măng tây trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các vi khuẩn và thuốc trừ sâu (nếu có).

Để làm sạch các cặn bẩn trong các kẽ và ngọn măng tây, bạn rửa măng tây trong tô nước hoặc bằng vòi nước chảy. Bụi bẩn sẽ theo dòng nước chảy ra.

Cuống măng tây có phần cứng và không được ngon, bạn nên ngắt bỏ khoảng 5cm hoặc gọt vỏ phần này. Sau cùng, rửa sạch và để ráo nước.

chế biến đúng cách làm giảm tác hại của măng tây
Chế biến đúng cách làm giảm tác hại của măng tây

Tổng kết

Bài viết đã chia sẻ cho bạn các thông tin hữu ích về măng tây. Đối với người bình thường thì bạn có thể thoải mái ăn loại thực phẩm này với lượng hợp lý để bổ sung nhiều dưỡng chất cho sức khỏe, còn đối với những ai đang mắc 1 số bệnh như trên thì cần hạn chế ăn để tránh tác hại của măng tây! Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của bangxephang.com

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận