Tết Miền Nam – Sự thật về phong tục tết miền Nam mà bạn chưa biết

Nếu ở phương Tây có ngày lễ lớn là Giáng Sinh, thì với các nước phương Đông cũng có dịp lễ quan trọng trong năm. Đó chính là Tết – một nét đẹp văn hóa xa xưa, được giữ lại và lưu truyền và từng thế hệ. 

Tuy nhiên Tết ở mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức khác nhau. Miền Nam có những nét rất riêng mà bạn sẽ không bao giờ nhầm lẫn được. Nếu chưa từng có dịp đón Tết miền Nam, hay là bạn chưa biết rõ thì hãy cùng bangxephang.com tìm hiểu những sự thật về phong tục Tết miền Nam mà bạn chưa biết nhé.

Tết miền Nam có gì khác?

Đầu tiên là phải nhắc đến chợ hoa xuân vào những ngày cuối năm. Không chỉ phục vụ cho mục đích bán hoa, mua sắm, trang trí ngày đến. Những ngày này còn để chụp hình, đi dạo, lưu lại những khoảnh khắc náo nhiệt. 

Xem thêm: Bản đồ xe buýt Hồ Chí Minh chi tiết nhất 2021

Người miền Nam sẽ có thói quen làm kiệu ngày Tết. Đó là một loại dưa chua rất được yêu thích và chỉ có thể thấy được mỗi khi xuân về. Họ còn rất thích tự tay làm mứt, đầy sắc màu trên khay bánh để tiếp khách. Không quan trọng ngon hay dở, chủ yếu là được cùng nhau tụ tập, nói chuyện làm các thức ăn là đã vui rồi.

Bánh chưng thường thấy trên mâm cỗ ở phía Bắc,thì bánh tét là món truyền thống của người Nam. Khung cảnh mọi người trong gia đình cùng nhau làm bánh chính là thứ không thể thiếu. Đặc biệt, chắc chắn không thể không nhắc đến ‘thịt kho tàu’, món ăn luôn có mặt tại mỗi gia đình vào dịp xuân về.

Hoa mai nét đặc trưng của phong tục Tết miền Nam:

Bắc có hoa đào, thì mai là nét đặc trưng người Nam Bộ. Hình ảnh cây mai đã gắn bó với người dân vùng Nam Bộ đã từng rất lâu rồi, không ai biết cụ thể là khi nào. Thấy mai là thấy Tết. Mai chính là biểu tượng cho tinh thần vững chãi, kiêu hãnh trước sóng gió, cốt cách thanh tao. Nét đẹp nhã nhãn, hòa với sắc vàng tượng trưng cho tài lộc, tươi vui, khởi đầu cho năm mới tràn ngập may mắn.

Nhờ đặc tính thay lá vào cuối mùa đông, nở hoa khi đầu mùa xuân, tuổi thọ cao, hình dáng đẹp nên cây mai luôn được ưu ái chọn làm cây cảnh trưng bày ngày Tết. Năm nào mà không có mai trong nhà thì chẳng còn là Tết nữa.

Mâm ngũ quả ngày Tết Nam khác gì so với miền Bắc

Ở miền Bắc có thói quen đời sống sẽ trưng tất cả các loại trái cây lên bàn thờ, sao cho bàn thờ thật đẹp mắt, không trống trải là được. Nhưng đối với người Nam, thì lại rất nhiều thứ cần kiêng kị trong mâm quả. Bạn sẽ không bao giờ thấy được sự xuất hiện của chuối hay cam …

Trong mâm quả người miền Nam. Bởi theo âm vần, khi đọc sẽ thành ‘chúi’ thể hiện khó khăn, gian nan. Còn từ ‘cam’ lại mang ý nghĩa ‘cam chịu’, nó đại diện cho sự xui rủi, không may mắn.

  • Các loại trái cây không thể thiếu ở Tết miền Nam:

Thường thì bàn hoa quả đơn giản sẽ có đủ 4 loại: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Theo tên gọi ‘cầu dừa đủ xài’ với mong muốn sẽ có một năm thật vẹn toàn, sung túc. Bạn cũng sẽ thấy còn có cặp dưa hấu đỏ mang ý nghĩa cầu may mắn.

Xem thêm: Lưu ngay cách bày bàn thờ ngày tết đầy đủ, ấm cúng với những vật phẩm rước tài lộc năm mới!

  • Mâm quả ngày nay:

Càng ngày càng có nhiều loại trái cây, nên các bàn mâm quả không còn bị giới hạn bởi số lượng nữa. Có thể chọn lựa, trang trí thêm, với bố cục màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, sự tâm linh đã xoáy sâu trong tiềm thức người Nam, chắc chắn là sẽ không có các loại trái cây như chuối, cam … Dù thế nào đi nữa, mâm ngũ quả vẫn luôn mang ý nghĩa cầu cho năm mới được yên bình, vui đầy.

phong tục tết miền nam

Những điểm lưu ý khi đón Tết tại miền Nam:

  • Những ngày cuối năm luôn là những thời khắc quan trọng. Đặc biệt là đêm giao thừa, thời điểm tâm linh với mọi người dân phương Đông.
  • Và với quan niệm ‘đầu xuôi đuôi lọt’ nên 3 ngày đầu năm rất quan trọng. Ngày đầu năm mọi thứ đều suôn sẻ thì sang năm mới mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, như ý muốn. Vì thế họ sẽ kiêng kị một số điều như: không quét nhà, làm vỡ đồ… 
  • Con người miền Nam rất hiếu khách và nhiệt tình. Nên nếu có dịp được mời lại ăn bữa cơm ngày Tết, đừng từ chối nhé, bạn sẽ khiến họ buồn đấy.

Kết Luận:

Phong tục Tết miền Nam có thật nhiều mới mẻ phải không nào. Mỗi vùng miền đều có phong tục, thói quen riêng. Qua từng giai đoạn sẽ có những thay đổi mới. Tuy không có nhiều điền cần tránh như ở Bắc, nhưng bạn vẫn cần lưu ý 1 số điều đã nói trên…. Hãy chuẩn bị thật tốt để có ngày Tết thật trọn vẹn nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của bangxephang.com nhé.

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận