Thể chế kinh tế thị trường là gì? Những điều cần biết

Nền kinh tế là một trong những mục tiêu chính của bất kỳ quốc gia nào. Nhắc đến điều này thì không thể thiếu được thể chế kinh tế. Bởi vì đây được coi là các nguyên tắc đặt ra với các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế này. Hôm nay bangxephang.com sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu về Thể chế kinh tế thị trường là gì? Vai trò của thể chế kinh tế thị trường? Chức năng của thể chế kinh tế thị trường? Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những thông tin quan trọng khác.

Thể chế kinh tế thị trường là gì?
Thể chế kinh tế thị trường là gì?

Thể chế kinh tế thị trường là gì?

Có rất nhiều loại hình thể chế kinh tế. Nhưng mà trong thế giới hiện đại có 2 loại chủ yếu:

  • Kinh tế kế hoạch hóa tập trung, giờ chỉ còn một nước áp dụng, đó là Công hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
  • Kinh tế thị trường được áp dụng ở hầu hết các nước với các mức độ khác nhau.

Thể chế Kinh tế thị trường là gì? là sản phẩm của văn minh nhân loại, tự bản thân nó không phải là kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chỉ có thể chế Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay các cách thức sử dụng Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

Xem thêm: Thị trường chuyển nhượng bóng đá là gì?

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Là một vấn đề lý luận và thực tiễn khá mới mẻ và phức tạp, đã trải qua một quá trình nhận thức, phát triển cả về lý luận lẫn thực hiện trong thực tiễn từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn.

Cho đến nay, từ các văn kiện, nghị quyết Đảng đến chính sách của Nhà nước, các ngành các cấp và toàn thể xã hội hầu như đều thống nhất quan điểm: thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được cấu thành bởi hệ thống các bộ phận khác nhau mà mỗi bộ phận cũng là một hệ thống phức tạp gồm nhiều yếu tố.

Vai trò và chức năng của thể chế kinh tế thị trường

Vai trò và chức năng của thể chế kinh tế thị trường
Vai trò và chức năng của thể chế kinh tế thị trường

 

Nội dung cốt lỗi Khi chuyển sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Phát triển nền kinh tế đa sở hữu – đa thành phần; trong nông nghiệp xóa bỏ HTX – tập thể hóa và xác lập hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, trao quyền làm chủ ruộng đất và tư liệu sản xuất cho hộ nông dân; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tư liệu sản xuất và tài sản chính đáng của mọi người, mọi tổ chức; mọi người, mọi tổ chức được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo pháp luật; thực hiện sự phân phối theo lao động và theo các hình thức khác mà pháp luật quy định…

  • Kinh tế thị trường với các quy luật khách quan của nó đặt lên hàng đầu “lợi nhuận, hiệu quả, năng lực cạnh tranh không ngừng nâng lên
  • Thể chế kinh tế mới này đặt mỗi chủ thể, mỗi con người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh trở thành chủ thể của chính mình.
  • Thành quả hoạt động kinh tế trở thành thước đo giá trị về năng lực, phẩm chất, con đường thăng tiến, địa vị xã hội của mỗi người và mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu – giá trị mới đối với mỗi người, mỗi cấp lãnh đạo – quản lý.

Thế chế kinh tế thị trường đối với Việt nam

Hiện đang phải giải quyết đồng bộ nhiều mối quan hệ trong việc đổi mới và hoàn thiện Thể chế phát triển đất nước. Hiện nay đang thấy rõ đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ quan điểm phải “Đổi mới đồng bộ và phù hợp về kinh tế và chính trị”, đó cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với “đột phá đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển đất nước” trong giai đoạn mới.

Thể chế chính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Nghị quyết Đại hội xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Phân tích thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trên 4 bộ phận cơ bản sau đây:

1. Các luật lệ, quy tắc điều hành nền kinh tế

Các luật, quy tắc điều chỉnh thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta bao gồm khung khổ pháp lý do nhà nước ban hành và các quy tắc, chuẩn mực xã hội khác như những quy định của các Hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp…

Trong hệ thống các quy tắc, chuẩn mực đó thì thể chế do nhà nước ban hành đóng vai trò quyết định đến hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, trong khi những quy tắc, chuẩn mực xã hội khác cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động của các chủ thể kinh tế.

2. Các chủ thể tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế

Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân. Cả ba chủ thể này đều có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong đó, doanh nghiệp là trung tâm, Nhà nước định hướng và đưa ra các luật, các quy định, các chuẩn mực…bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân có vai trò giám sát và phản biện cả các cơ quan nhà nước và cả các doanh nghiệp .

3. Cơ chế thực thi các luật, quy tắc và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể

Cơ chế thực thi các luật, quy tắc, các chuẩn mực và điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể biểu hiện qua mối quan hệ: nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và doanh nghiệp thể hiện ở cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý điều hành vĩ mô của nhà nước, đồng thời còn thể hiện ở quan hệ của hai chủ thể tham gia vào nền kinh tế, đó là nhà nước và doanh nghiệp

Hai chủ thể này tham gia vận hành nền kinh tế thị trường với những mục tiêu độc lập với nhau nhưng đều có mục tiêu chung, bao trùm là vận hành có hiệu quả nền kinh tế thị trường, hướng vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

4. Hệ thống thị trường

Hệ thống thị trường bao gồm: thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản, và thị trường khoa học – công nghệ…

Nhà nước sử dụng các công cụ để tác động, điều thiết thị trường là cung – cầu, tiền tệ, giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi suất…

Trong hệ thống thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích. Thị trường hoạt động và phát triển trong những điều kiện, môi trường nhất định, Nhà nước phải tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi để thị trường phát triển.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Quan điểm 

Một là, nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.

Hai là, chủ động, tích cực với quyết tâm chính trị cao, tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và tổng kết những vấn đề thực tiễn quan trọng về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.

Xem thêm: Thị trường sơ cấp là gì? Quản lí NN thị trường sơ cấp

Ba là, bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế; giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường.

Bốn là, kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu

  • Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, chính sách và các điều kiện bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi.
  • Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản lý hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
  • Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
  • Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, liên thông với thị trường khu vực và thế giới.
  • Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế – xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của bangxephang.com

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận