Thị trường sơ cấp là gì? Quản lí NN thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó thị trường sơ cấp tạo cơ sở hàng hóa cho thị trường thứ cấp, bổ sung cho nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển. Hôm nay hãy cùng bangxephang.com tìm hiểu thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường sơ cấp là gì?
Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp là nơi mua bán các mã cổ phiếu mới phát hành, vốn của nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

Xem thêm: 5 nguyên tắc kiểm soát tâm lý cho nhà đầu tư tiền điện tử mới

Vai trò của thị trường sơ cấp

  • Thị trường chứng khoán sơ cấp là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
  • Thị trường chứng khoán sơ cấp sẽ cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khoán nói chung.
  • Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Đặc điểm của thị trường sơ cấp

  1. Thị trường chứng khoán sơ cấp là bộ phận cấu thành hữu cơ và không thể tách rời của thị trường chứng khoán. Thị trường sơ cấp là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán.
  2. Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán mới hay còn được gọi là thị trường phát hành.
  3. Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường hoạt động không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới.
  4. Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các nhà bảo lãnh (trường hợp phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành).
  5. Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động ở thị trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
  6. Khối lượng và nhịp độ giao dịch ở thị trường sơ cấp thấp hơn nhiều so với thị trường thứ cấp.
  7. Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán.
  8. Qua hoạt động này ở thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Thị trường sơ cấp là một kênh phân bổ vốn có hiệu quả. Chính vì vậy, thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Thị trường sơ cấp là gì?
Thị trường sơ cấp là gì?

Chủ thể phát hành thị trường sơ cấp

Chính phủ

Doanh nghiệp: Chỉ có một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Theo pháp luật Việt Nam (Luật Doanh nghiệp năm 2005), có bốn loại hình doanh nghiệp:

    • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Chỉ được phát hành trái phiếu;
    • Công ty cổ phần: được phép phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu;
    • Công ty hợp danh: Không được phát hành cổ phiếu và trái phiếu;

Quỹ Đầu tư

Các phương thức phát hành chứng khoán ở thị trường sơ cấp

Thông thường ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, việc phát hành chứng khoán để huy động vốn được thực hiện theo hai phương thức: Phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.

1. Phát hành riêng lẻ

Là phương thức chào bán trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định với những điều kiện hạn chế và không tiến hành rộng rãi ra công chúng.

2. Phát hành ra công chúng

Là quá trình chào bán rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư với những điều kiện và thời gian như nhau.

Sự khác biệt chính giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trong chứng khoán

Sự khác biệt chính giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trong chứng khoán
Sự khác biệt chính giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trong chứng khoán

Trên đây là 8 sự khác biệt giưa 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp:

Thứ nhất:

  • Các chứng khoán trước đây được phát hành tại một thị trường được gọi là Thị trường sơ cấp
  • Sau khi các chứng khoán được niêm yết trên một sàn giao dịch chứng khoán được công nhận, được gọi là thị trường thứ cấp.

Thứ hai:

  • Giá trên thị trường sơ cấp là cố định
  • Giá khác nhau ở thị trường thứ cấp tùy thuộc vào cung và cầu của chứng khoán được giao dịch.

Thứ ba:

  • Thị trường sơ cấp cung cấp tài chính cho các công ty mới và cả các công ty cũ để mở rộng và đa dạng hóa.
  • Thị trường thứ cấp không cung cấp tài chính cho các công ty, vì họ không tham gia vào giao dịch.

Thứ tư:

  • Tại thị trường kinh tế sơ cấp, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu trực tiếp từ công ty
  • Thị trường thứ cấp, khi các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu và trái phiếu qua các sàn khác

Thứ năm:

  • Nhân viên ngân hàng đầu tư thực hiện việc bán chứng khoán trong trường hợp Thị trường sơ cấp.
  • Các nhà môi giới đóng vai trò trung gian trong khi giao dịch được thực hiện trên thị trường thứ cấp.

Thứ sáu:

  • Trong thị trường sơ cấp, bảo mật chỉ có thể được bán một lần
  • Có thể được thực hiện vô số lần trong trường hợp thị trường thứ cấp.

Thứ bảy:

  • Số tiền nhận được từ chứng khoán là thu nhập của công ty
  • Thu nhập của các nhà đầu tư khi đó là trường hợp của một thị trường thứ cấp.

Thứ tám:

  • Thị trường chính bắt nguồn từ một nơi cụ thể và không có sự hiện diện địa lý, vì nó không có thiết lập tổ chức.
  • Thị trường thứ cấp có mặt vật lý, như là chứng khoán chứng khoán, nằm ở một khu vực địa lý cụ thể.

Chào bán chứng khoán lần đầu

Điều kiện chào bán

    • Điều kiện về quy mô vốn: Doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ nhất định theo quy định của pháp luật.
    • Điều kiện về tính hiệu quả: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất định trong một số năm liên tục trước khi xin phép chào bán ra công chúng.
    • Điều kiện về tính khả thi: Doanh nghiệp phải có phương án khả thi về việc sử dụng số vốn huy động thông qua phát hành chứng khoán.

Xem thêm: Thể chế kinh tế thị trường là gì? Những điều cần biết

Thủ tục chào bán

Doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới chào bán ra công chúng phải đăng ký và phải được phép của Chính phủ thông qua cơ quan quản lý nhà nước (ở Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký chào bán;
  • Bước 2: Công bố việc phát hành;
  • Bước 3: Phân phối chứng khoán ra công chúng;
  • Bước 4: Báo cáo kết quả đợt phát hành.

Phương thức chào bán

  • Phát hành trực tiếp;
  • Ủy thác phát hành (bảo lãnh phát hành);
  • Chào bán qua đấu thầu (đấu giá).

Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp

Giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp có mối quan hệ nội tại. Ttrong đó thì thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu mà không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp. Ngược lại nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khí hoạt động tốt.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

Quản lý của Nhà nước

Tin tức, hình ảnh, video clip mới nhất về thị trướng chứng khoán

Quản lý theo chất lượng

Thị trường sơ cấp cũng giống những thị trường khác luôn tồn tại với những khuyết tật. Khuyết tật cơ bản nhất của thị trường sơ cấp và dễ nhận thấy nhất là việc mất cân đối về thông tin giữa các chủ thể tham gia vào thị trường, trong đó người bị bất lợi về thông tin luôn là những cá nhân mua chứng khoán được phát hành.

Sự mất cân đối về thông tin trước hết tạo ra sự bất công cho các nhà đầu tư nhỏ, do không có đầy đủ thông tin nên các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định sai lệch, không chính xác. Nghiêm trọng hơn là do sự mất cân đối về thông tin giữa người bán và người mua trên thị trường này mà giá mua bán không thể hiện đúng giá trị thực của các chứng khoán và dẫn đến việc nguồn vốn tiết kiệm trong dân không được phân bổ vào các cơ hội đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

Do đó, sự quản lý của nhà nước trên thị trường chứng khoán sơ cấp là nhằm đảm bảo sự công bằng cho mọi chủ thể tham gia vào thị trường (đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ) và nhằm đảm bảo các nguồn vốn huy động trên thị trường được sử dụng một cách có hiệu quả nhất cho việc phát triển kinh tế.

Quản lý theo mô hình công bố thông tin

Theo chế độ quản lý theo chất lượng thì các cơ quan quản lý về chứng khoán đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn để đảm bảo các công ty tham gia vào thị trường sơ cấp cũng như là thị trường thứ cấp là các công ty có chất lượng nhất định và có sự ổn định hợp lý. Theo chế độ công bố thông tin đầy đủ thì cơ quan quản lý về chứng khoán ít đưa ra các tiêu chuẩn cho các công ty tham gia vào thị trường mà chỉ chú trọng vào việc đảm bảo các thông tin liên quan tới mọi mặt hoạt động của các công ty nêu trên được công bố rộng rãi ra công chúng.

Các quốc gia đang phát triển, việc quản lý thị trường chứng khoán thường áp dụng chế độ quản lý theo chất lượng.

Như là ở Việt Nam, kiến thức và kinh nghiệm của các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư cá thể, các nhà đầu tư nhỏ) còn chưa đầy đủ, các định chế đi kèm với thị trường như các cơ quan phân tích, định giá, hệ thống thông tin, các định chế về pháp luật, kiểm toán và kế toán phát triển chưa đầy đủ hay đang còn trong giai đoạn rất sơ khai.

Do vậy, cho dù các cơ quan quản lý thị trường có muốn quản lý thị trường theo chế độ công bố thông tin đầy đủ cũng không thể thực hiện được do những cản trở về hệ thống thông tin và hệ thống kiểm toán, kế toán.

Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của bangxephang.com

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận