Top 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng mùa Covid-19

Đại dịch “Covid-19” vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại tuy đã có rất nhiều loại vacxin ra đời nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp, thuốc triệt để loại trừ được Virus ấy. Do đó, việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng được xem là “vũ khí” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bản thân giữa tâm dịch. Cùng tìm hiểu xem những loại thực phẩm nào nên và không nên ăn trong thời gian này để phòng ngừa dịch bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và bạn bè.

Sức đề kháng là gì?

Minh họa sức đề kháng
Minh họa sức đề kháng

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “tấm lá chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Hoặc đơn giản tác nhân là thay đổi thời tiết (thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, từ ẩm sang khô…) hoặc khói bụi &hóa chất từ môi trường, thực phẩm ăn uống hàng ngày …Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, cơ thể suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên sẽ thành điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.

Xem thêm: Cải kale là gì? Lợi ích của cải kale tốt cho sức khỏe

Các nhà khoa học chia sức đề kháng của con người làm 2 loại chính:

1. Sức đề kháng bẩm sinh

Cơ thể của mỗi con người đều có chứa trong người những kháng thể tự nhiên, sẵn có để bảo vệ cơ thể ngay từ khi vừa mới lọt lòng. Chúng được xem như ” tấm lá chắn” chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ những ngày đầu tiên trong cuộc đời.

Một ví dụ điển hình nhất đó là làn da của bạn. Làn da đóng vai trò như một tuyến phòng thủ bên ngoài đầu tiên che chắn vi khuẩn khỏi xâm nhập vào cơ thể. Và hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra những kẻ xâm nhập ngoại lai có thể gây ra nguy hiểm.

2. Sức đề kháng thích ứng

Miễn dịch thích ứng được phát triển trong suốt quá trình lớn lên được bồi đắp thêm từ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, hay được bổ sung trực tiếp trong hóa trình hình thành kháng thể nhờ vào tiêm Vacxin.

Miễn dịch thích ứng phức tạp hơn nhiều so với miễn dịch bẩm sinh. Quá trình thích ứng điều đầu tiên chúng ta phải đối mặt với chính những con vi khuẩn có hại đó để chiến đấu từ đó tạo ra sức mạnh ( kháng thể) để chống lại tiêu diệt triệt để, xây dựng đội quân kháng thể hùng mạnh tạo thành tường rào lá chắn ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập lại.

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

 

Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố thường gặp làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).
  • Chế độ ăn nhiều chất béo: Ăn uống không hợp lý thức ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt…quá nhiều không tốt cho sức khỏe. Những chất như đường, mỡ, muối có trong sản phẩm này làm suy yếu các tế bào T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.
  • Uống ít nước: 70% cơ thể chúng ta là nước. Nước giúp lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, lọc loại bỏ các chất thừa, độc hại đi ra ngoài cơ thể. Việc uống ít nước trong thời gian dài dẫn tới các chất độc tích tụ lâu ngày trong người gây ra các bệnh về gan, thận,… làm suy giảm sức đề kháng dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao, là cơ hội tích hợp để virus Covid-19 xâm nhập.
  • Sự ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.

Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng, giàu dinh dưỡng

1. Trái cây họ cam quýt

Vitamin C
Vitamin C

VitaminC chính là chìa khóa để tăng sức đề kháng, bởi VitaminC làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,…

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitaminC nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng vượt trội. Đừng quên rằng, vitaminC có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.

2.Bông cải xanh

Vitamin A, E, C và chất xơ
Vitamin A, E, C và chất xơ

Bông cải xanh là loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho việc tăng sức đề kháng, bao gồm: vitaminA, vitaminC, vitaminE, chất xơ và các chất chống oxy hóa khác. Đây là một trong những loại rau tốt cho sức khỏe mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn mỗi ngày.

Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ. “Chìa khóa” để giữ nguyên dinh dưỡng của bông cải xanh bằng cách nấu càng ít càng tốt, hoặc tốt hơn là không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp chín tốt nhất để giữ lại nhiều nhất các khoáng chất trong rau củ.

3. Tỏi

iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit)
iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit)

Được biết đến không chỉ là gia vị thường dùng trong nhà bếp, nó còn được ví như một loại thực phẩm chứa kháng sinh cực tốt để tăng cường sức đề kháng cho gia đình và mọi người trong thởi điểm dịch Covid-19 như hiện nay. Trong tỏi chứa rất nhiều iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit) có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Bác sĩ khuyên rằng, Mỗi ngày bạn có thể sử dụng 1 củ tỏi nhỏ tương ứng 3-5 tép, tỏi được chế biến sử dụng giúp cải thiện và tăng sức đề kháng rất tốt.

4. Gừng

giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác
giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác

Gừng là thực phẩm được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nó có thể giảm buồn nôn rất hiệu quả và “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.

Dùng loại thực phẩm này để chế biến món ăn, hoặc pha uống mỗi ngày không những tăng sức đề kháng mà còn cải thiện rất tốt tình trạng giấc ngủ của bạn. Nhất là đối với những người lớn tuổi.

5. Sữa chua

chứa hàng tỷ lợi khuẩn, men sống
chứa hàng tỷ lợi khuẩn, men sống

Một loại thực phẩm chứa hàng tỷ lợi khuẩn, men sống tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột, cũng là nguồn cung cấp vitaminD tuyệt vời. Bạn nên hạn chế ăn các loại sữa chua có nhiều đường. Có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong cũng đem lại hiệu quả không kém.

Sữa chua không chỉ tăng sức đề kháng tự nhiên hoàn hảo chống lại virus, đồng thời giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và nước da mịn màng hơn.

Những điều cần lưu ý trong việc ăn uống

Trong chuyên mục sức khỏe & làm đẹp này cũng như trong mùa dịch Covid-19 này, mầm bệnh xuất hiện mọi nơi không ngoài trừ thực phẩm. Vì vậy chúng ta nên thực hiện tốt việc, ăn chín, uống sôi, tránh để đồ ăn dư thừa nhiều, không được bọc cẩn thận để hạn chế việc xâm nhập cả vi khuẩn cũng như virus Covid-19 đến đồ ăn, thức uống.

Hạn chế tối đa việc phải ra đường bằng các hình thức mua hàng, đi chợ online. Chú ý khi nhận hàng cũng nên sát khuẩn kĩ lưỡng thực phẩm, bao bì an toàn bảo vệ chính mình và người thân.

Vì rằng dịch bệnh đánh vào phần đông là những người lớn tuổi và trẻ nhỏ, có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu. Nên việc chăm sóc cũng như kĩ càng hơn về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt là điều cần thiết. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vật dụng trong nhà hằng ngày, thực phẩm chế biến kĩ, chọn những loại thực phẩm tăng sức đề kháng cao, bổ sung vitamin dưỡng chất đầy đủ là biện pháp phòng tránh tốt nhất lúc này.

Khi làm việc tại nhà, nhiều người có thói quen sử dụng nước ngọt có ga hoặc thức uống có chứa caffeine để giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung hơn. Tuy nhiên, điều này rất có hại cho sức khỏe.

Đặc biệt, cần hạn chế áp dụng các phương pháp giảm cân, detox thanh lọc cơ thể, khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Thay vào đó hãy tập thể dục hay những bài tập Yoga thường xuyên, 30 phút mỗi ngày sẽ cân bằng và cải thiện vóc dáng an toàn, lành mạnh.

Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Tăng cường sức đề kháng mùa dịch khoa học
Tăng cường sức đề kháng mùa dịch khoa học

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhấtđặc biệt là trong mùa dịch. Theo đấy, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng cách thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với việc đẩy mạnh vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc tranh đấu đấu với Covid-19.

Xem thêm: Nguyên nhân của thực phẩm bẩn và giải pháp

cụ thể, trong bí quyết dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.

Tiếp đó, số 5 trong công thức này có nghĩa làđể đảm bảo tính phong phú của các bữa ăn cần nên có ít nhất 5/8 group thực phẩm. Các group bao gồm:

  • group lương thực (gạo, mì).
  • nhóm những loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…)
  • group thịt các kiểu, cá, hải sản
  • nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm
  • nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải…)

Cuối cùng, số 1 chính là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hòa hợp giữa các nhóm chất và thực phẩm. công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho ta biết, trong mỗi bữa ăn phải bảo đảm tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.

Tổng kết:

Vì tính mạng và sức khỏe của chính bản thân, gia đình bạn bè. Mỗi người dân chúng ta hãy nghiêm túc thực hiện quy định 5K của chính phủ, chung tay đẩy lùi dịch bệnh đem lại cuộc sống ổn định, bình an phát triển. Mong rằng qua chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc lựa chọn thực phẩm tăng sức đề kháng cho sức khỏe cũng như cung cấp thêm các kiến thức hữu ích trong thời gian dịch bệnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của bangxephang.com

 

 

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận