TUỔI 20 VỚI NHỮNG KHỦNG HOẢNG ĐẦU ĐỜI

Khủng hoảng đầu đời tuổi 20

Theo tâm lý học đại chúng, khủng hoảng một phần tư cuộc đời (quarter-life crisis hay còn gọi làkhủng hoảng tuổi đôi mươi hay là khủng hoảng đầu đời) là cuộc khủng hoảng “liên quan đến những mối lo về phương hướng và chất lượng sống”. Xảy ra phổ biến nhất trong khoảng độ tuổi từ 20 đến 30, thậm chí sớm hơn là vào lúc 18 tuổi. Nhưng còn tùy vào những trải nghiệm trong cuộc sống cá nhân mà mỗi người sẽ đón nhận giai đoạn khủng hoảng này sớm hoặc muộn. Chung quy nó vẫn sẽ đến và ai bước qua những độ tuổi này cũng sẽ phải “chào đón” dù muốn hay không.

Xem thêm: 9 Cách Giúp Bạn Sống Tích Cực Mỗi Ngày

Quarter-life Crisis - jolita.
Khủng hoảng tuổi đôi mươi.

Theo “The Sun” (2017): “Dealing with a quarterlife crisis is all about gaining perspective and a time to reassess what you want for your future.” (tạm dịch: Đối phó với cuộc khủng hoảng tuổi đôi mươi là để có được quan điểm và thời gian để đánh giá lại những gì bạn muốn có cho tương lai của mình.)Vậy những cảm xúc mà bạn phải đối mặt ở giai đoạn khủng hoảng này là gì? Nó đáng sợ ra sao? Qua trình khủng hoảng diễn ra theo trình tự như thế nào? Và làm thế nào để bạn có thể vượt qua được giai đoạn này?

Bạn có đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi 20?

Chúng ta ước lượng được ở độ tuổi nào mà mỗi người sẽ phải trải qua khủng hoảng. Nhưng ngay cả khi những dấu hiệu khủng hoảng vô tình xuất hiện, không phải ai cũng thể nhận diện chúng. Vậy những dấu hiệu đó là gì?

Bắt đầu có những ám ảnh về “Peer Pressure” hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa

Đó là cảm giác khi thấy bạn bè bằng tuổi mình nhưng đã có trong tay nhiều thành tựu đáng nể, có công việc ổn định lương cao, có đời sống tinh thần lẫn vật chất tuyệt vời đáng mơ ước. Từ đó lại mặc cảm với chính bản thân mình vì cảm thấy ngoài những dòng suy nghĩ, những kế hoạch chạy trong đầu nhưng thực tế thì lại chưa làm được gì. Vậy nguyên nhân của “Peer Pressure” là gì?

Nguyên nhân đầu tiên giải thích cho hiện tượng này, đó chính là tâm lý mong muốn được hòa nhập của mỗi người. Trong thời đại mọi thứ đang không ngừng phát triển như hiện nay, tâm lý sợ hãi việc bị bỏ lại phía sau dường như luôn thường trực trong tâm trí của mỗi bạn trẻ. Chúng ta suy nghĩ rằng nếu không theo kịp thời đại, không thể hòa nhập cái “riêng” vào cái “chung” thì sẽ có cảm giác bị từ chối và trở nên lạc lõng.

Nguyên nhân thứ hai đó  là vì những chuẩn mực của xã hội. Chuẩn mực xã hội là những yêu cầu, quy tắc được cho là phù hợp và đúng đắn, được con người tự đúc kết, chia sẻ và lan rộng, từ đó ảnh hưởng lên quan điểm riêng của mỗi cá nhân. Đôi khi một vài suy nghĩ hay ý tưởng táo bạo cùng với mong muốn được thể hiện mình, nhưng chỉ bởi những chuẩn mực xã hội cho rằng những suy nghĩ và ý tưởng đó không phù hợp nên chúng ta cũng từ bỏ việc thực hiện nó.

Ngắm nhìn thế giới của người khác nhiều hơn thế giới của mình

Hằng ngày lướt Facebook, Instagram, ta luôn dễ dàng bắt gặp những bài post của bạn bè chia sẻ về những thành công của họ, được thăng chức, được tăng lương, những chuyến đi du lịch, về cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Rồi nhìn lại mình và suy nghĩ dường như trên đời này chỉ có mỗi mình chật vật, tâm lý so sánh cuộc đời mình với cuộc đời của người khác cũng xuất hiện từ đây.

Không thể tập trung làm việc vì bận “canh” trả lời comment Facebook, Instagram: Thà “cai

Những lúc này chúng ta dường như quên mất rằng mạng xã hội là một thế giới ảo.  Con người ai cũng muốn và thậm chí hơn nữa là ám ảnh về việc nhận được sự công nhận, ngưỡng mộ. Mạng xã hội chính là nơi mà ngày nay mọi người hay sử dụng để khoe khoang những trải nghiệm tốt nhất của họ. Nhưng chúng ta không ai có thể chắc được rằng liệu thực tế bên ngoài, họ có thực sự sống tốt như những gì mà họ thể hiện trên thế giới ảo đó?

Ai cũng có những vấn đề của riêng mình. Hành trình mỗi người đang đi là khác nhau. Khi chúng ta vẫn đang sống theo chấp niệm “đẹp khoe xấu che” thì những trải nghiệm của mỗi người chỉ có bản thân mỗi người biết rằng họ đang thực sự cảm thấy như thế nào.

Thay vì cứ mãi nhìn vào cuộc sống của người khác rồi đánh giá, hay ghen tỵ, cuối cùng lại nhận về tự ti cho cuộc sống của mình, thì hãy tập trung vào cuộc sống của mình nhiều hơn, tập trung vào những gì mình đang có để làm nên những điều tốt đẹp sẽ có.

Mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, những vấn đề riêng trong cuộc đời của mình. Hãy học cách đồng cảm với nhau bằng cách lắng nghe và đưa ra những lời khuyên tích cực. Đôi khi chỉ cần nghe lời chia sẻ từ những người khác cũng giúp ta nhận ra rất nhiều điều hay ho trong cuộc sống này, và quan trọng nhất là ta sẽ nhận ra mình không cô đơn. Có rất nhiều người cũng đang phải vật lộn với những khủng hoảng như chúng ta, chỉ là cách mà mỗi cá nhân đối mặt với những khó khăn là khác nhau. Hãy học cách ngừng so sánh.

Làm những công việc mình không thích

Hệ quả của “Áp lực đồng trang lứa” hay tâm lý so sánh cuộc đời của mình với cuộc đời của người khác đó chính là vội vã, khẩn trương tìm một công việc để không rơi vào trạng thái rảnh rỗi.

Nhưng sẽ như thế nào nếu đó là một công việc mà bạn không thiết tha hay đam mê?

Bắt đầu buổi sáng với một tinh thần uể oải, bạn nằm lỳ trên giường, liên tục bấm báo thức điện thoại ngủ thêm 10 phút nữa vì vẫn chưa muốn dậy. Hay nói một cách khác là vì bạn đang nghĩ tới cảnh thức dậy là phải đến công ty làm một công việc mà bạn cảm thấy nhàm chán, không cho bạn động lực hằng ngày. Công việc đó có thể đảm bảo cho những hóa đơn của bạn được chi trả, nhưng lại không phải công việc bạn yêu thích.

Software Implementation Consultant | Team Collaboration

Hoặc có thể bạn thuộc những trường hợp kiểu đó từng là công việc bạn thích nhưng giờ bạn lại không thích nữa. Hoặc đó là công việc bạn thích những bạn lại không làm tốt. Bạn không hiểu rõ mình làm được gì, công việc gì là phù hợp. Và rồi bạn liên tục rơi vào trạng thái chán nản.

Việc bạn cần làm lúc này đó chính là kiên nhẫn. Không ai mới lần đầu tiên tìm việc là đã tìm ra được công việc phù hợp với sở thích lẫn kỹ năng của mình. Thậm chí có rất nhiều người đã may mắn tìm thấy được những công việc như vậy nhưng sau đó quan điểm của họ đã thay đổi và muốn làm một công việc khác.

Hãy tự hỏi bản thân mình rằng mình thích làm việc gì, không thích làm việc gì, mình có thể làm được gì và chưa làm được gì dựa trên những kỹ năng mà mình đang có, môi trường làm việc phù hợp với mình là môi trường như thế nào,…Khi vạch ra cho mình những mục tiêu công việc rõ ràng bằng cách đặt câu hỏi cho bản thân như vậy thì cơ hội tìm được một công việc phù hợp sẽ cao hơn.

Hãy luôn liên tục cập nhật các cơ hội việc làm. Cơ hội có ở mọi nơi: những trang web tuyển dụng, những bài viết tuyển dụng được đăng tải trên mạng xã hội ngày một nhiều và đa dạng, hỏi han bạn bè, người thân,…Hãy lựa chọn những thông tin về tuyển dụng làm việc có chọn lọc.

Và quan trọng nhất là luôn nhớ rằng một sự kết thúc có thể sẽ khiến chúng ta lạc lối đôi chút, nhưng bạn hoàn toàn có khả năng bắt đầu một khởi đầu mới.

Cảm thấy sợ hãi khi theo đuổi ước mơ

Khi theo đuổi được những ước mơ, cái mà bạn phải bỏ ra đó chính là công sức của mình. Quá trình nỗ lực không ngừng chứng minh bạn đang tiến đến gần hơn với ước mơ của mình. Nhưng đôi khi cuộc sống quá đỗi khó khăn, khiến cho bạn cảm thấy mông lung, chênh vênh với những gì mình đang làm và những gì mình đặt ra.

Hãy cùng nghĩ sâu một chút. Những suy nghĩ tiêu cực chắc chắn sẽ xuất hiện liên tục trong tâm trí của bạn những lúc bạn thấy chênh vênh như vậy. Bạn nghi ngờ khả năng của bản thân, liên tục đặt ra những câu hỏi “Mình thực sự có khả năng không? Mình có đang theo đuổi đúng ước mơ hay không? Hay là mình bỏ cuộc không làm nữa?”  Nhưng bạn còn rất trẻ, con đường phía trước còn rất dài. Con đường đó may mắn thì là bằng phẳng hay gồ ghề, cuối cùng vẫn là chính bạn phải đi thì mới biết được.

Chúng hoàn toàn được phép sai lầm, con người ta luôn học hỏi được nhiều nhất từ rất nhiều những sai lầm. Có những người thành công trong những lần đầu tiên trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cũng có rất nhiều người để chạm tay đến ước mơ phải đánh đổi rất nhiều vì liên tục quyết định sai, vấp ngã đầy đau đớn. Vì thế không có gì phải sợ nếu bạn có mắc phải sai lầm. Những cơ hội mới và những trải nghiệm mới vẫn ở đó chờ bạn, hãy luôn tiến lên về phía trước.

How to Follow Your Dreams: Find & Follow Your Purpose | Gaia

Sợ cô đơn

Khi chạm ngưỡng đôi mươi, đôi lúc bạn sẽ nhận ra rằng, có những giai đoạn chúng ta chỉ có thể tự mình bước đi. Khi xác định cho cho mình một con đường tự lập, bạn phải sẵn sàng với chuyện bạn sẽ không có sự giúp đỡ hay cứu trợ từ bất cứ ai, đó chính là cảm giác cô đơn.

Millennials And The Loneliness Epidemic

Thường thì không phải ai cũng hiểu rõ sự cô đơn trong chính bản thân của mình. Khi cảm giác cô đơn bao trùm, một vài người hiểu rõ nó đến từ đâu và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nỗi cô đơn. Vì đó nhiều khi là điều mà họ chọn dẫu biết con đường phía trước bước đi một mình không hề dễ dàng. Nhưng cũng có rất nhiều người lựa chọn trốn chạy nỗi cô đơn bằng mọi cách có thể.

Không mấy ai nhận ra rằng cô đơn mới chính là người thầy sẽ cho chúng ta nhiều bài học nhất để đối phó với những khủng hoảng xảy ra trong cuộc đời.

Khi cô đơn, chúng ta sẽ đối mặt với sự nhàm chán, với những sự tổn thương trong quá khứ, đối mặt với những chật vật xảy ra trong cuộc sống một cách tự thân và sẽ cảm thấy thật tủi thân vì không có ai giúp đỡ.

Nhưng thật ra, bạn cảm thấy nhàm chán vì bạn chưa biết cách tìm tòi những thứ mới mẻ cho bản thân. Bạn sợ những tổn thương cũ vì bạn chưa từng can đảm đối mặt với chúng để tìm ra được vấn đề của những tổn thương dai dẳng đó đến từ đâu để rồi nhận ra bạn hoàn toàn có thể trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết từ những tổn thương đó. Bạn cần một người ở bên cạnh chỉ vì cảm thấy thiếu họ cuộc đời của bạn sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nhưng thực ra chỉ là bạn đang thiếu bản lĩnh để tự mình làm chủ cuộc sống của mình mà thôi.

Nếu như chúng ta thẳng thắn nhìn vào một cách khách quan, đó đều chỉ là những vấn đề mà bạn cần phải chủ động giải quyết chứ không thể chờ đợi một phép màu hoặc một sự hỗ trợ từ bất kỳ người nào khác. Nếu không có sự cô đơn, chúng ta cũng sẽ không bao giờ có thời gian để nhìn thẳng vào những vấn đề đó và đối thoại với bản thân.

5 giai đoạn khủng hoảng tuổi 20

Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ ‘Đoạn tang” dùng để miêu tả các tình huống mất mát, chia lìa bao gồm cả những chia ly của những người đang yêu chưa? Đại khái thì thuật ngữ này bao gồm các giai đoạn: Phủ nhận; Giận dữ; Thỏa hiệp; Trầm cảm và Chấp nhận.

5 Stages of Grief: How We Responded to COVID

Với tôi thuật ngữ “Đoạn tang” này cũng có thể dùng để thể hiện cho 5 giai đoạn khủng hoảng tuổi đôi mươi. Vì những cảm xúc mà người trẻ chúng ta đối mặt với sự chấp nhận việc chúng ta không thể cứ mãi lông bông nữa và phải đón nhận cơn khủng hoảng ập đến cũng đáng sợ như việc chúng ta đánh mất điều gì đó đã từng rất đẹp trong cuộc sống của chúng ta và bước vào những tháng ngày đầy vật vã để vượt qua được.

Vậy thì 5 giai đoạn này được thể hiện như thế nào?

Phủ nhận (Denial)

Khi những nỗi lo lắng, khủng hoảng bắt đầu ập đến, dường như chúng ta đang dần dần bước từ những tháng ngày vô tư vô lo sang những tháng ngày buộc phải nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn về con đường tương lai của chúng ta. Nhưng có thể lúc này chúng ta vẫn còn chưa có những sự chuẩn bị tâm lý nào đủ mạnh để không khỏi hoang mang, lo lắng và bất ngờ.  Chúng ta vẫn chưa sẵn sàng đón nhận “người bạn bất đắc dĩ” mang tên khủng hoảng tuổi đôi mươi này.

How to Deal With a Colleague in Denial - Alliance of Arizona NonprofitsKhi phải tiếp nhận thực tế về việc nói lời “chia tay” với những ngày tháng vui vẻ thì cũng là lúc chúng ta nhận thức được rằng sắp tới đây phải cố gắng thật nhiều để vượt qua những ngày chông chênh của tuổi đôi mươi. Rất khó khăn để tin rằng chúng ta không còn nhiều thời gian dành chỉ dành cho việc giải trí, vui chơi nữa. Cảm giác chối bỏ này là hoàn toàn bình thường. Chúng ta có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian để chấp nhận thực tế mới này. Và ở giai đoạn này chúng ta dường như sẽ cố gắng trốn tránh một thực tại khó khăn hơn nhiều.

Giận dữ (Anger)

Khi hiệu ứng mặt nạ của sự chối bỏ bắt đầu giảm đi, thì thực tại lại càng hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết. Chúng ta cảm thấy bối rối, hoang mang khi buộc phải trải qua những ngày tháng khủng hoảng này. Vì chúng ta chưa biết cách làm thế nào để đối mặt với chúng. Ở giai đoạn này, tâm lý của chúng ta vẫn là chưa sẵn sàng, thậm chí là chưa sẵn sàng ở mức độ cao hơn giai đoạn Chối bỏ. Những cảm xúc hoang mang tột đỉnh bên trong cơ thể trào dâng, chuyển hướng và thể hiện bằng giận dữ.

How Being Angry Can (Sometimes) Be Good for You

Đây là những cảm giác vô cùng bình thường ở tuổi đôi mươi. Cảm giác tức giận vì bất lực trước sự thật rằng chúng ta không còn có thể mãi vô tư nữa, bất lực trước năng lực còn nhiều thiếu xót. Đó là những đêm trăn trở về con đường đi sắp tới, về công việc, những định hướng, những kế hoạch rõ ràng hơn, cụ thể hơn trên con đường sự nghiệp. Trải qua giai đoạn này chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, không vừa mắt với tất cả mọi thứ. Những suy nghĩ tiêu cực cứ xâm chiếm lấy tâm trí chúng ta mà dày vò.

Thật không may, tức giận thường là cảm giác đầu tiên chúng ta có khi bắt đầu giải phóng cảm xúc liên quan đến việc mất đi những ngày tháng tươi đẹp. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập trong thời điểm mà bạn có thể tận hưởng sự quan tâm, kết nối.

Thương lượng (Bargaining)

Trong đời sống khi đối diện với những cơn khủng hoảng, bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng đến mức sẵn sàng làm mọi thứ để giảm thiểu nỗi lo lắng của mình. Có thể bạn sẽ cố gắng bù đắp lại bằng việc gạt hết tất cả những gì đang diễn ra để quay lại với tháng ngày vui vẻ trong của mình trước khủng hoảng. Chỉ để tránh được thực tại khốc liệt này.

I'm Not Enough. by Syve on Amazon Music - Amazon.com

Các phản ứng bình thường để cảm xúc bất lực và dễ tổn thương thường là một nhu cầu để lấy lại kiểm soát. Bạn bắt đầu đặt câu hỏi cho bản thân mình: Nếu mình cố gắng hơn ngay từ đầu.. Nếu mình nỗ lực nhiều hơn khi còn có nhiều thời gian..

Khi thương lượng diễn ra, chúng ra thường có yêu cầu cao có thể tạo ra đến một kết quả trái với thực tại. Nhưng rồi ta sẽ nhận ra rằng ta không thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho hiện tại cả. Dù thất vọng và hối tiếc rất nhiều.

Trầm cảm (Depression)

Coping With Depression: A Guide to Good Treatment | Everyday Health

Trong quá trình đối diện khủng hoảng, sẽ có lúc tâm trí ta dịu lại và ta sẽ bắt đầu có dấu hiệu nhìn vào thực tại. Ta nhận ra rằng ta không thể cứ mãi trốn tránh chúng được. Càng không thể thay đổi những điều chúng ta ước mình đã làm sớm hơn được. Cảm giác buồn bã lại quay về và hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết.

Trong những khoảnh khắc đó, chúng ta có xu hướng thu mình lại trong khi những nỗi lo lắng ngày càng lớn. Chúng ta có thể thấy mình rút lui, ít hòa đồng hơn, ít tiếp cận hơn với người khác vì cái mà chúng ta cần lúc này chính là những khoảng lặng để bản thân có thể suy nghĩ về những gì chúng ta cần phải làm. Mặc dù đây là một giai đoạn buồn bã rất ngẫu nhiên, nhưng nguy cơ đối mặt với chứng trầm cảm là rất cao.

Chấp nhận (Acceptance)

Đây chính là lúc khi các bạn trẻ đã hoàn toàn tin rằng mình không thể làm gì để thay đổi quá khứ và càng không thể cứ mãi chối bỏ những cơn khủng hoảng ở thực tại nữa. Sự buồn bã, hối tiếc và lo lắng vẫn có thể xuất hiện trong giai đoạn này. Nhưng dấu hiệu về mặt cảm xúc như từ chối, giận dữ và thương lượng sẽ xuất hiện ít hơn. Đạt đến giai đoạn này là một món quà quý giá cho tất cả mọi người. Vì cuối cùng chúng ta cũng có thể dần thoát khỏi sự bối rối, ngỡ ngàng và tiếc nuối để đi tiếp hành trình mà chúng ta cần phải đi.

The 5 Common Stages of Grief | Life Supports Counselling

Khi chúng ta xem xét năm giai đoạn trên như năm giai đoạn diễn biến của khủng hoảng tuổi đôi mươi, điều quan trọng cần lưu ý là mỗi người có những khủng hoảng khác nhau, mức độ khủng hoảng khác nhau và bạn có thể không trải qua hoặc trải qua từng giai đoạn trên theo thứ tự. Ngoài ra không có bất kỳ một hạn định nào được đặt ra cho bất kỳ giai đoạn nào trong số này. Có những người sẽ trải qua các giai đoạn khá nhanh. Nhưng cũng có nhiều người phải mất rất nhiều thời gian để chuyển đến giai đoạn chấp nhận. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá bận tâm về vấn đề này để có những nhận định không tốt về khả năng của bản thân mình.

Hãy cứ cho bản thân thời gian để thích nghi và vượt qua những giai đoạn khủng hoảng này.

Xem thêm: Tổng hợp những kênh youtube dạy kỹ năng sống bổ ích

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tuổi 20?

Những khủng hoảng tuổi 20 thật khó khăn là vậy. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu đó là điều chúng ta muốn và có ý chí thực hiện.

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi cuộc sống

Vấn đề về sức khỏe tinh thần sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn nuôi dưỡng những dòng suy nghĩ tiêu cực. Đó là những suy nghĩ: Tôi không đủ giỏi; Tôi không có khả năng thực hiện việc này việc kia; Tôi không có bất kỳ một năng lực nào; Tôi rất vô dụng;… Có thể bạn đang đấu tranh với sự lo âu, điều này vẽ ra một tương lai vô định, khiến bạn dự cảm những điều không lành sẽ xảy ra. Bạn sẽ sợ lo sợ đến những việc chúng thậm chí còn chưa xảy ra. Điều này hoàn toàn không có ý nghĩa gì trong việc giúp bạn tiến lên về phía trước và vượt qua cơn khủng hoảng này.

Thời gian không chờ đợi bạn. Hãy chấm dứt tất cả những suy nghĩ tiêu cực và những nỗi lo lắng về những điều bạn chưa biết trước để tiến hành những kế hoạch cho tương lai ngay từ bây giờ.

Free Vector | Positive mind lettering concept

Sẵn sàng dừng lại công việc mà bản thân không thích

Có mức lương cao và công việc ổn định là mục tiêu mà rất nhiều người hướng tới, nhất là với những bạn trẻ 20 tuổi chập chững vào đời. Nhưng chúng ta cần phải nhận định kỹ càng hơn nữa về điều này. Để có một công việc ổn định với một mức lương mơ ước như vậy, rất hiếm khi chúng ta sẽ tìm được ngay từ những lần đầu tiên. Vì đó chính là cả một quá trình tìm kiếm lâu dài, quá trình không ngừng học hỏi, có thể có những thất bại và cay đắng.

Vì vậy tuổi trẻ đừng chọn an nhàn. Hãy cứ thử thách bản thân ở nhiều công việc, nhiều vị trí cho đến khi bạn thực sự tìm thấy được con đường đích thực của mình. Hãy làm một công việc luôn mang đến cho bạn nhiều năng lượng, nhiều ý tưởng và nhiều cảm hứng, khiến bạn vui vẻ từ sáng khi ở công ty đến khi chiều tối lúc đã đặt chân về nhà chứ không phải là chịu đựng sự mệt mỏi không đáng có.

Luôn giữ kết nối với con người sâu bên trong mình

Những ngày khi đang chiến đấu với cơn khủng hoảng của mình, đôi lúc bạn có thể sẽ cảm thấy thật lạc lối. Lạc lối với công việc, lạc lối với học hành và lạc lối với chính bản thân mình. Lúc này chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm những sự cứu rỗi từ bên ngoài để lắp đầy cảm giác trống rỗng vô định bên trong mình. Nhưng bạn đừng quên rằng chỉ có chúng ta mới có thể tự cứu mình ra khỏi tất cả những cảm xúc đó.

10 Things You Need to Create Your Perfect Mindfulness Corner At Home

Những lúc như thế hãy tự trò chuyện với chính bản thân mình. Rằng là chúng ta đang cảm thấy như thế nào, đang hoang mang ra làm sao, đang trống rỗng đến mức nào. Hãy tự mình tìm ra những bất ổn và nguyên nhân cốt lõi của những bất ổn đó. Sau cùng hãy xoa dịu mình bằng chính tình yêu thương dành cho bản thân. Hãy an ủi và nói với chính mình rằng rồi những khó khăn này sẽ kết thúc thôi. Chỉ cần chúng ta không tự dập tắt đi những hy vọng và không ngừng nỗ lực cho một tương lai đẹp đẽ, tươi sáng.

Lên kế hoạch rõ ràng khi đã sẵn sàng

Việc lên kế hoạch là điều vô cùng quan trọng vì khi đó bạn sẽ có những định hướng rõ ràng hơn cho bản thân và về những điều bạn cần phải làm để chinh phục được những mục tiêu. Cho dù mục tiêu của bạn đơn giản hay phức tạp, thì sớm hay muộn bạn cũng nên có kế hoạch rõ ràng để thực hiện được điều đó. Tuy nhiên nếu áp dụng cứng nhắc quy tắc này đôi lúc cũng sẽ khiến cho bạn rơi vào trạng thái vô vị và lướt qua nhiều cơ hội. Thỉnh thoảng hãy tiến hành thực hiện một số việc nằm ngoài kế hoạch. Biết đâu bạn sẽ vô tình phát hiện ra được thêm nhiều khía cạnh khác thú vị hơn ở bản thân thì sao.

Hoặc lỡ bạn có sai lầm thì cũng chẳng sao cả. Tuổi 20 là độ tuổi hoàn hảo mà bạn có quyền thử mọi điều mà bạn thích, được phép sai thoải mái và có rất nhiều cơ hội để đứng lên một lần nữa cho đến khi tìm được con đường phù hợp nhất cho mình.

Chăm chút cho bản thân từ bên trong ra bên ngoài

Chúng ta có thể gục ngã ở cái độ tuổi này vì lắm lúc thật mệt mỏi. Nhưng hãy cố gắng đừng bỏ bê sức khỏe và ngoại hình của mình. Hãy luôn nhớ rằng bạn phải có sức khỏe thì mới đủ sức để đương đầu với những sóng gió mà cơn khủng hoảng mang lại. Chăm sóc cho sức khỏe của cơ thể bằng những chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Chăm sóc cho sức khỏe tinh thần bằng cách chỉ tiếp nhận những điều tích cực, vui vẻ và loại bỏ triệt để những suy nghĩ tiêu cực, những nỗi lo lắng không có ý nghĩa.

Ngoài ra cũng đừng quên rằng ngoại hình cũng cần được chăm chút. Khi bạn nhìn thấy chính mình trong gương nhưng cảm thấy phong cách ngoại hình của mình không còn phù hợp, không còn khiến mình cảm thấy tự tin nữa. Đừng ngại thay đổi. Bởi vì phong cách ăn mặc không chỉ có sức ảnh hưởng đến cảm xúc của những người bạn gặp gỡ mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của chính bạn nữa. Bạn có thể bắt đầu từ việc thay đổi cách ăn mặc, cách trang điểm hay thậm chí là cách bạn giao tiếp với những người xung quanh mình.

Chắc chắn rằng với một cơ thể khỏe mạnh và xinh đẹp từ trong ra ngoài, bạn sẽ tạo nên thật nhiều mới mẻ cho cuộc sống của mình.

Đối mặt với nỗi sợ hãi

Cũng giống như những sai lầm, sợ hãi là bản chất tự nhiên của con người. Đừng cố gắng trốn tránh hay từ chối chúng, mà hãy học cách đón nhận và tìm hiểu chúng. Điều này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn thông qua việc đánh giá và phân tích những nỗi sợ hãi đó, cũng như giúp bạn tìm ra cách xử lý chúng sớm nhất có thể.

How to Face Your Fears?. The ability to face fear is important… | by Helen Bold | Be Unique | Medium

Tuổi 20 nên đọc sách gì để vượt qua khủng hoảng?

Cuộc đời của mỗi người giống như một cuốn sách và bạn chính là tác giả của cuốn sách đó. Mỗi một ngày trôi qua trong cuộc sống của bạn đều là một phần của cuốn sách đó. Sẽ có vài chương vui, vài chương buồn, vài chương đầy sóng gió, và vài chương chẳng để làm gì. Nhưng bạn hãy cứ chấp bút cho cuốn sách của riêng mình. Cứ lật sang trang và ghi lại những trải nghiệm có thể là cay đắng, có thể là vật vã, nhưng chắc chắn cũng sẽ có hạnh phúc. Để rồi đến sau cùng của tất cả bạn có thể lặng lẽ ngồi ở một góc nào đó, bạn ngẫm lại các chương của cuộc đời mình của riêng mình và thầm cảm ơn chính bản thân vì đã có những ngày tháng sống thật ý nghĩa.

Nếu hiện tại bạn vẫn đang mệt mỏi với những suy nghĩ hoặc nghi ngờ về chính bản thân mình, thì hãy tham khảo ngay những cuốn sách dưới đây để có nhiều cách nhìn tích cực hơn về bản thân của mình và về những gì mình đã, đang và sẽ trải qua.

Dám mơ lớn, đừng phí hoài tuổi trẻ – Lư Tư Hạo

Mỗi người đều đang vội vã trên con đường của riêng mình, có mục tiêu và cuộc sống của riêng mình. Có người có cùng mục tiêu với bạn, có người nguyện ý dừng bước, có người nguyện ý nghiêm túc đi cùng bạn trong một quãng thời gian có hạn.

Cuối cùng, hầu hết mọi người có lẽ sẽ rời đi. Tôi đã từng trải qua cảm giác này. Tôi biết họ rất quan trọng, cho dù một ngày kia không tránh được mà phải chia xa, tôi cũng không miễn cưỡng họ phải ở bên mình.

Để leo lên đỉnh núi buộc phải vất vả, để về nhà sớm buộc phải chạy vội, bạn có tham vọng, theo đó ắt là sự khổ sở. Bạn cứ ngẫm nghĩ rồi sẽ thấy, có rất nhiều khó khăn ngay từ khi bạn lựa chọn hay khi bạn đưa ra quyết định đã được định sẵn sẽ phải xảy đến.

Do đó, nếu đã là quyết định của bạn thì phải chấp nhận hậu quả. Để đạt được bất kỳ điều gì cũng có cái giá của nó, bất cứ tham vọng nào muốn thành hiện thực đều cần tích góp từng chút một. Bạn muốn thấy được nhiều thứ tốt hơn thì phải càng leo lên cao hơn.

Lời chia sẻ chân thật được rút ra từ trải nghiệm cuộc sống của Lư Tư Hạo giúp chúng ta “tỉnh ngộ”, hóa ra cuộc sống này không có ai sướng hơn ai, chúng ta đều giống nhau cả, đều phải vấp ngã mới có thể trưởng thành. “Bạn biết đấy, những thứ như cô độc hay thất bại một lúc nào đó sẽ đột nhiên ập đến, từ đó trở thành một phần của bạn. Có lẽ đây là một quá trình tất yếu mà ai cũng phải trải qua.”

Bạn mới chính là chủ nhân cuộc đời mình – Lý Á Linh

“Đừng sợ tình yêu vòng vo muôn nẻo, đừng sợ con đường phía trước gập ghềnh gian khó. Chúc bạn lòng mang đồi núi, mắt chứa sơn hà. Chúc bạn luyện ra được trái tim kim cương mà vẫn giữ được dung mạo phù dung. Chúc bạn lòng có hoa, tay có kiếm. Có trái tim nhân hậu, có thủ đoạn cứng rắn. Chúc bạn từ nay trở thành trụ cột đời mình, cũng là đội quân thép của chính mình”.

Đó là những lời gan ruột tâm huyết mà Lý Á Linh muốn lan tỏa đến cho tất cả mọi người bởi cô muốn phụ nữ vững vàng hơn, nhạy bén hơn trong thời đại 4.0 khi mà mọi chuyện diễn biến rất nhanh chóng và mau lẹ.

Link đặt sách: https://tiki.vn/ban-moi-la-chu-nhan-cua-cuoc-doi-minh-p24348052.html

Vẫn ổn thôi kể cả khi bạn không có ước mơ – Park Seung Oh & Kim Young Gwang

“Tiêu chuẩn về thành công của mỗi người là khác nhau và theo đuổi sự khác biệt ấy chính là ý nghĩa thực sự của thành công” 

“Biết được điều gì mình thích và làm tốt nhất chính là điều kiện tiên quyết của thành công” 

“Mọi điều vĩ đại đều được tạo ra hai lần. Lần thứ nhất hình thành trong trái tim, lần thứ hai hình thành trong hiện thực.”

“Ước mơ vì sợ hãi không thể kéo dài” 

“Vẫn ổn thôi kể cả khi không có ước mơ” chỉ ra tầm quan trọng của việc có phương hướng. Ước mơ, nếu không trở thành hiện thực thì cũng không còn ý nghĩa, khi sở thích và cuộc đời mong muốn được suy nghĩ một cách cụ thể, thì mỗi người sẽ có cho mình một hướng đi riêng. Hơn nữa, nếu có công việc nào phù hợp với sở thích và định hướng, hãy làm công việc đó, dù có thể không kiếm được nhiều tiền, cũng đủ khiến ta thỏa mãn, vì có thể sau này, khi trưởng thành và lập gia đình, sở thích không còn là điều mà ta ưu tiên hàng đầu.

Link đặt sách: https://tiki.vn/van-on-thoi-ke-ca-khi-ban-khong-co-uoc-mo-p48579420.html

Chúng Ta Đều Sợ Trưởng Thành – Hyenam Kim

Trong thế giới vội vã, đôi khi người ta quên mất việc phải lớn lên. Trưởng thành không chỉ là quá trình lớn lên về mặt thể xác, đó còn là quá trình đấu tranh dai dẳng trong tâm thức. Trưởng thành chính là học cách buông bỏ, chấp nhận hiện thực, để lý trí dẫn dắt nhưng vẫn giữ được sức nóng của con tim.

Ẩn sâu trong mỗi người lớn đều chứa đựng một đứa trẻ vẫn mang bên mình những tổn thương trong quá khứ. Cuốn sách không chỉ chứa đựng những hướng dẫn bổ ích giúp chúng ta học cách trưởng thành mạnh mẽ hơn, mà còn là những lời ủi an giúp chúng ta vượt qua những ngày chênh vênh khi bắt đầu thật sự bước vào thế giới của những người lớn.

Link đặt sách: https://tiki.vn/chung-ta-deu-so-truong-thanh-p47274887.html

999 Lá thư gửi cho chính mình – Miêu Công Tử

Bức thư thứ 14

“Mỗi một người ưu tú, đều từng có một giai đoạn trầm lặng, không ca thán, không trách cứ, không ngừng nỗ lực, chịu đựng sự cô đơn và lạnh lẽo trong đêm tối, luôn tin rằng bông hoa đẹp nhất cũng có thể bung nở vào lúc tăm tối”

Có đôi lúc cuộc đời méo mó không ra hình thù, có lúc nó vùi dập tàn nhẫn không chừa cho bất cứ ai đường lui. Thế nhưng, đó đều là bước đường của những con người ưu tú buộc phải trải qua. Không có đường tắt. Mọi sự vượt trội đều là do công sức bạn bỏ ra chưa bằng người khác. Miêu Công Tử luôn nêu ra những triết lí sống thô nhưng rất thật. Khi chúng ta chưa bằng ai, chỉ có thể làm bạn cùng bóng tối và nỗ lực kiên cường mà sống sót. Nhưng nhất định sẽ có ngày bạn đứng ở nơi rực rỡ nhất, nhìn chính mình của ngày hôm qua đã dũng cảm tiếp tục, chân thành nói một câu: “Cám ơn”.

Link đặt sách: https://tiki.vn/combo-999-la-thu-gui-cho-chinh-minh-tang-kem-bookmark-tron-bo-2-tap-p11081535.html

Khủng hoảng tuổi 20 có đáng sợ như ta nghĩ?

Vượt qua khủng hoảng tuổi trẻ là cả một quá trình dài đầy nỗ lực, khó khăn và đơn độc. Thế nhưng đây là một quá trình mà hầu hết ai cũng phải trải qua trước khi có được tất cả những thứ mình muốn có. Tôi tin rằng là khi vượt qua được hết tất thảy cảm xúc, những trải nghiệm trên hành trình này, bạn sẽ có được cho mình những kinh nghiệp cũng như những bài học thật quý giá. Và khi đến chặn cuối của hành trình, tôi hy vọng bạn có thể ngoảnh đầu lại, mỉm cười thật hạnh phúc và dành lời cảm ơn thật chân thành cho chính bản thân mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bangxephang.com

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận