Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Vào ban đêm khi nhìn lên bầu trời sao, bạn thường suy nghĩ về điều gì? Liệu chúng ta có thực sự cô đơn trong vũ trụ này? Rốt cuộc có bao nhiêu sự thật về vũ trụ mà chúng ta chưa biết ?
Có một sự thật là khoảng không mênh mông vô tệ bên ngoài trái đất xinh đẹp của chúng ta ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn mà khoa học chưa thể khám phá ra được. Nhưng ngược lại cũng có một số điều bất ngờ ở vũ trụ đã được khám phá ra. Hãy cùng theo chân bangxephang.com tìm hiểu về 10 sự thật về vũ trụ có thể bạn chưa biết nhé
Sau đây là 10 sự thật về vũ trụ bạn có thể chưa biết
Sóng âm để có thể đi đến tai và dội vào màng nhĩ của bạn, nó cần một môi trường để lan truyền. Nhưng vì trong không gian chân không của vũ trụ không hề có không khí, ở ngoài đó luôn có một sự im ắng kỳ lạ đến đáng sợ.
Ngược lại, trên Trái Đất có khí quyển và áp suất không khí cho phép âm thanh truyền đi được. Điều đó giải thích tại sao dưới mặt đất lại có nhiều tiếng ồn đến vậy.
Xem thêm: 11/11 là ngày gì? Tại sao 11/11 là ngày Lễ Độc Thân?
Ngôi sao của chúng ta, Mặt Trời, dày đặc đến nỗi nó chiếm tới 99% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt Trời. Khối lượng là thứ cho phép Mặt Trời thống trị tất cả các hành tinh, hút chúng quay quanh mình.
Nhưng đừng lo lắng: Điều đó sẽ chưa thể xảy ra trong vòng 5 tỷ năm nữa.
Trong một thế kỷ rưỡi trở lại đây, con người đang ngày càng khai thác được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn để phục vụ cuộc sống của mình.
Mặc dù vậy, lượng điện này chỉ mới bằng 0,7% lượng điện sử dụng hàng năm của cả thế giới.
Mặt trời mất tới 1 tỉ kg mỗi giây bởi gió mặt trời.
Ánh sáng Mặt trời đã chiếu tới Trái đất từ 30.000 năm trước.
Ánh sáng Mặt trời chỉ mất 8 phút để truyền tới trái đất, nhưng năng lượng trong ánh sáng mà chúng ta thấy ngày nay là bắt nguồn từ bộ phận lõi của Mặt trời 30.000 năm trước, nơi có nhiệt độ lên đến 13,6 triệu độ K. Tất cả năng lượng được sinh ra là do sự phân rã ở vùng lõi này phải đi qua nhiều lớp mới đến được khí quyển sau đó mới phát ra không gian dưới dạng ánh sáng hoặc động năng của bụi Mặt trời.
Các nhà khoa học không thực sự nắm rõ nguồn gốc ra đời của Mặt trăng nhưng chúng ta đều cho rằng một thiên thể từ vũ trụ có độ lớn xấp xỉ sao Hỏa đã đâm vào Trái đất, làm cho một phần Trái đất bị vỡ ra tạo thành Mặt trăng như ngày nay.
Khác với việc chúng ta vẫn nghĩ rằng Mặt trăng sẽ mãi mãi quay quanh Trái đất, sự thật là Mặt trăng đang di chuyển ra xa chúng ta với vận tốc khoảng 3,8cm/năm, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng của thủy triều. Dẫn đến việc Trái đất quay chậm đi khoảng 2/1000 giây mỗi ngày trong 100 năm.
Chúng ta đang di chuyển trong vũ trụ với tốc độ 530km/s.
Thiên hà đang di chuyển trong không gian với vận tốc 305km/s và quay tròn 225km/s. Tức là chúng ta cũng đang di chuyển trong không gian với vận tốc là 530km/s. Vậy có nghĩa trong 60s chúng ta đã “đi” được một quãng đường là 19.000km. Nhưng thật may mắn là thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh rằng sự di chuyển của bất kì vật thể nào trong không gian đều không có ý nghĩa.
Nếu hai mảnh kim loại va vào nhau trong không gian, chúng sẽ dính chặt vào nhau vĩnh viễn.
Hiệu ứng tuyệt vời này được gọi là hàn lạnh. Nó xảy ra bởi vì các nguyên tử ở hai rìa của hai mảnh kim loại nguyên chất (không pha tạp) không còn phân biệt được nơi chúng thuộc về. Do đó, các nguyên tử này tự động liên kết với các nguyên tử bên cạnh, thuộc về mảnh kim loại bên cạnh khiến chúng gắn chặt vào với nhau.
Điều thú vị là hàn lạnh không bao giờ xảy ra trong điều kiện khí quyển Trái Đất, vì ở đó luôn có các phân tử nước và không khí ngăn cách giữa hai mảnh kim loại, dù bạn để chúng sát nhau thế nào đi chăng nữa.
Hàn lạnh xảy ra trong chân không vũ trụ là một hiệu ứng có rất nhiều ý nghĩa đối với việc chế tạo, sửa chữa tàu vũ trụ.
Và có thể bạn chưa biết thì Tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là một tảng đá không gian khổng lồ tên là Ceres.
Tiểu hành tinh Ceres – đôi khi được gọi là một hành tinh lùn – có đường kính khoảng 950 km.
Ceres là tiểu hình tinh lớn nhất trong Vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Một mình nó đã chiếm tới một phần ba khối lượng của vành đai. Diện tích bề mặt của Ceres xấp xỉ diện tích của Ấn Độ hoặc Argentina.
Có một tàu vũ trụ đã tiếp cận và bay quanh Ceres, và khám phá bí ẩn của nó.
Dawn, hay tàu Bình minh được phóng lên không gian vào năm 2007 mất tới 8 năm để bay tới được Ceres.
Sao Kim có tốc độ quay quanh trục cực kỳ chậm, mất khoảng 243 ngày trên Trái Đất . Hài hước thay, một năm trên Sao Kim lại ngắn hơn chu kỳ quanh quanh trục của chính nó. Sao Kim chỉ mất 226 ngày Trái Đất để quay vòng quanh Mặt Trời.
Nếu bạn sống trên Sao Kim, bạn sẽ thấy Mặt Trời mọc sau mỗi 117 ngày Trái Đất. Điều đó có nghĩa là Mặt Trời sẽ chỉ mọc 2 lần trong năm Sao Kim. Sao Kim quay theo chiều kim đồng hồ, Mặt Trời sẽ mọc ở phía tây và lặn ở phía đông.
Thiên Vương Tinh lúc đầu có tên gọi là sao George
Năm 1781, William Herschel phát hiện ra Thiên Vương Tinh và đặt tên là Georgium Sidus.
Tuy nhiên luật đặt tên các hành tinh theo tên các vị thần vẫn chiếm được thế thượng phong, nên nó được đặt là Thiên Vương Tinh.
Bổ sung thêm một điều là Thiên Vương Tinh chính là hành tinh đầu tiên được tìm ra bằng kính thiên văn.
Trên đây là 10 sự thật về vũ trụ có thể bạn chưa biết. Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ tìm hiểu được một số sự thật về vũ trụ. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của bangxephang.com