Tranh chấp đất đai là gì? Vấn đề về tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai là một vấn đề khá nan giải vì hầu như bất cứ ai cũng coi là mình đúng và thuộc quyền sở hữu mãnh đất đai đó. Việc tranh chấp đất đai đã không còn quá xa lạ với những người mua bán đất.

Trong thị trường hiện nay, khi chúng ta mua bán bất động sản thì việc xem xét tranh chấp đất đai là điều hiển nhiên phải thực hiện. Trong bài viết này, Bangxephang.com sẽ viết một bài viết cụ thể nhất về vấn đề tranh chấp đất đai là gì và những điều liên quan tới nó mà chúng ta cần biết. Mời bạn đọc xem tiếp bên dưới

Nếu bạn đang tìm hiểu “cách khởi kiện tranh chấp đất đai” hãy đọc ngay bài viết này:

8 điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì?

Ngay từ văn bản luật đầu tiên về đất đai là Luật Đất đai 1987 đã đề cập đến tranh chấp đất đai nhưng chỉ khi Luật Đất đai 2003 được ban hành mới có định nghĩa cụ thể về tranh chấp đất đai. Nội dung này được Luật Đất đai hiện hành kế thừa, cụ thể khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.

Tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng (tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai). Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ theo quy định trên sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

Như vậy, cần hiểu tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp và cụ thể hơn, đó là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất như tranh chấp về ranh giới do hành vi lấn, chiếm,… (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP).

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến

Tranh chấp quyền sử dụng đất

– Tranh chấp giữa các chủ sử dụng với nhau về ranh giới đất, có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, lối đi,… Tranh chấp kiểu này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc các bên không có khả năng xác định ranh giới, có trường hợp còn chiếm dụng diện tích đất của người khác.

– Tranh chấp đòi lại đất: Là hình thức tranh chấp về việc đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc thuộc quyền sử dụng của người thân họ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau họ có thể không còn quản lý, sử dụng nữa. Giờ những người này muốn đòi lại những thứ thuộc về mình mà quyền quản lý, sử dụng thuộc một người khác dẫn đến tranh cãi.

Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến giao dịch đất đai và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất, khi giải quyết tranh chấp này, tòa án phải xác định ai là chủ sở hữu quyền sử dụng đất. Trong tranh chấp này, thời hiệu khởi kiện không được áp dụng.

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất

Bản chất tranh chấp đất đai trong trường hợp này là tranh chấp hợp đồng dân sự. Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, công nhận hiệu lực hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu,…

Ngoài ra, một loại tranh chấp khác thuộc loại này là tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là loại tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất; đặc biệt là tranh chấp giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và đất ở xảy ra tranh chấp trong quá trình lập kế hoạch phân bổ và quy hoạch sử dụng.

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

Trường hợp tranh chấp đất đai, tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất xảy ra khi vợ chồng ly hôn. Tranh chấp có thể phát sinh giữa vợ và chồng, giữa một bên ly hôn với gia đình vợ hoặc chồng khi cha mẹ đòi lại đất đã con cái.

Tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Trường hợp này là dạng tranh chấp về việc người có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chết mà không lập di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với pháp luật, những người thừa kế không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản hoặc không hiểu pháp luật dẫn đến tranh chấp.

Các luật tranh chấp đất đai cần biết

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật TTDS 2015
  • Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

Trình tự khởi kiện tranh chấp đất đai

  1. Hòa giải tại UBND cấp có thẩm quyền (trong trường hợp bắt buộc hòa giải).
  2. Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền
  3. Tòa án thụ lý đơn khởi kiện và chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm
  4. Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
  5. Thủ tục kháng cáo
  6. Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm
  7. Mở phiên tòa phúc thẩm

Các đơn vị đủ thẩm quyền tranh chấp đất đai

Luật đất đai năm 2013 quy định, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai gồm: Tòa án nhân dân, Ủy ban nhân dân và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mẫu đơn tranh chấp đất đai

Nhằm giúp các bạn có thể giải quyết được vấn đề liên quan đến nhà cửa, đất đai, hay các thủ tục khiếu nại, tranh chấp một cách nhanh chóng đơn giản. Bangxephang.com xin chia sẻ Mẫu Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai lưu hành mới nhất hiện nay để các bạn tham khảo và có thể tải về để sử dụng ở phần đầu bài viết, cụ thể:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày…tháng…năm 20..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) … 

Họ và tên tôi là: ………………………………

Sinh năm: ……………………………………

CMT số (thẻ căn cước số): …………………

Ngày cấp :………… nơi cấp :………………

Hộ khẩu thường trú :…………………………

Nơi ở :…………………………………………

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của ông (bà): …… Nơi ở:

……………………………………………………….

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Cho đến nay, chúng tôi vẫn không thể hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đã được nêu bên trên. Vì vậy, gia đình tôi làm đơn này đề nghị Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …… tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi đối với thửa đất số ….  Loại đất ………….hạng đất ………… địa chỉ …………….

Yêu cầu cụ thể:

– Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất.

– Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi.

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu có gửi kèm theo:– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– ……………

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(ký và ghi họ tên)

 

 

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua hết về chủ đề tranh chấp đất đai. Các vấn đề về tranh chấp đất đai luôn là điều đau đầu với những người buôn bán bất động sản và cả những người sở hữu bất động sản. Hãy hiểu thật rõ về tranh chấp đất đai và các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất để tránh các hệ lụy sau này các bạn nhé. Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết!

Hãy Đánh Giá post