Cách viết mở bài Đồng Chí hấp dẫn, điểm cao

Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn những cách viết mở bài Đồng Chí (Chính Hữu) hay độc đáo, hấp dẫn. Cùng theo dõi ngay nhé!

Bạn đang xem bài viết: mở bài Đồng Chí

Mở bài Đồng Chí 1

“Đồng chí!” – Ôi tiếng gọi sao mà thân thương tha thiết quá. Nó biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh chiến sĩ cụ Hồ từ những năm 1948 của thời kỳ kháng Pháp. Cảm nhận được những tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng đã xúc động viết bài thơ Đồng chí. Với những lời thơ dạt dào tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc.

Xem thêm: Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng Chí MỚI NHẤT 2022

Mở bài hay về Đồng Chí 2

Khi làm bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu từng bộc bạch: “Tôi làm bài thơ Đồng Chí, đó là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội”. Bài thơ là kết quả của những kỉ trải nghiệm thực tế và cảm xúc sâu sắc mạnh mẽ, thiết tha của nhà thơ với đồng chí, đồng đội của mình trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.

mở bài đồng chí

Mở bài Đồng Chí độc đáo 3

Tác giả Chính Hữu được biết đến với phong trào thơ ca yêu nước thời chống Pháp. Với lời thơ chân thực, giản dị mà sâu lắng, vừa là một trang sử hào hùng, vừa như một khúc ca trầm lắng đi sâu vào lòng người. Và trong những hoàn cảnh gian nan, đã đưa những người đồng đội, đồng chí xích lại gần nhau hơn, trở thành những người tri kỉ của nhau. Tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời năm 1948 kể về tình đồng chí đồng đội giản dị mà sâu đậm, thắm thiết, vượt lên trên mọi gian khó của những người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.

Mở bài Đồng Chí mẫu 4

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

mở bài đồng chí

 

Mở bài Đồng Chí dễ hiểu 5

Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch này, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ, tha thiết của tác giả với đồng đội, đồng chí của mình trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mang của văn học thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Cùng xem tiếp các bài văn mẫu về cách mở bài cho bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu nhé!

Mở bài Đồng Chí 6

Anh bộ đội là một trong những hình tượng trung tâm của văn học dân tộc nửa thế kỉ qua. Trong khói lửa ngút trời của chiến tranh vệ quốc, anh là niềm tin, là sức mạnh của dân tộc. Bởi vậy hình ảnh người bộ đội cụ Hồ đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhạc họa. Rất nhiều nhà thơ khi viết về đề tài này đã thành công, Chính Hữu là một trong những nhà thơ đó. “Đồng chí” là bài thơ xuất sắc của ông, bài thơ được viết ra bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc, nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng. Chính vì thế, nó đã diễn đạt thật sâu đậm tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ trường kì.

Mở bài Đồng Chí hay số 7

Đề tài người lính là một trong các đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến, mỗi nhà thơ bằng sự trải nghiệm và sự nhìn nhận riêng của mình đã khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu trong “Tây Tiến” (Quang Dũng) ta bắt gặp vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, thanh lịch của những chàng trai ra đi từ đất Hà thành; trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) ta bắt gặp vẻ phong trần, tinh nghịch mà vô cùng mạnh mẽ của những người lính lái xe thì đến với “Đồng chí” của Chính Hữu, người đọc ấn tượng bởi những nét đẹp giản dị, đời thường, thấm đượm tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc của những người lính chống Pháp từ những buổi đầu kháng chiến.

Xem thêm: Cách phân tích bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu) chi tiết nhất

Mở bài Đồng Chí hay số 8

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ “Đồng chí” với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

Mở bài Đồng Chí số 9

Bài thơ Đồng chí như là lời nói chuyện tâm tình thủ thỉ của hai người chiến sĩ trong một đêm rét chung chăn. Có hai nhân vật trữ tình là và “tôi” với những nét riêng của từng người và những nét chung của cả hai người. Một điều thú vị là nếu đem thay tất cả những chỗ của “anh” bằng “tôi” (và dĩ nhiên, “tôi” lại được thay bằng “anh”) thì cả về vần lẫn nhịp lẫn nội dung tư tưởng của bài thơ hầu như không thay đổi. Sự hoán vị ấy thực hiện được dễ dàng chính bởi vì “anh” và “tôi” rất giống nhau, vì tác giả không nhằm mục đích nói về nét riêng, nét cá thể, của “anh” và của “tòi”. Cái đích mà tác giả hướng tới là Đồng chí, là gương mặt tinh thần của đội quân cách mạng thời bây giờ. Vì thế mà khi đọc bài thơ, ta thấy có anh, có tôi, có đôi tri kỷ, có người áo rách vai, có người quần vài mảnh vá, có bàn chân không giày.

Mở bài Đồng Chí mẫu số 10

Trong bài thơ “Đất nước” Nguyễn Đình Thi đã viết:

“Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng.”

Hình ảnh người chiến sĩ áo vải hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Họ – những con người bình dị, mộc mạc, nhưng chính họ là người đã làm nên đất nước. Trong dòng chảy văn học kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính không ngang tàng, hóm hỉnh như kháng chiến chống Mĩ, nhưng lại mang trong mình nét chất phác, giản dị và hơn hết là tình yêu đất nước tha thiết. Vẻ đẹp tâm hồn đó đã đã Chính Hữu khắc họa rõ nét trong bài thơ “Đồng chí”.

Tổng kết

mở bài đồng chí

Nếu bạn chưa biết mở bài hay thì trên đây chính là những mở bài Đồng Chí cực hay của bangxephang.com để các bạn học sinh tham khảo và vận dụng. Chúc các bạn học tốt!

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận