Tìm hiểu bảng phối màu vẽ cơ bản, cách phối màu

 

màu sắc là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công của một tác phẩm. Nhưng để sử dụng, kết hợp chúng một cách hài hòa đòi hỏi người nghệ sĩ phải có kĩ năng cảm thụ tốt cùng với những kiến thức cơ bản.

Trong bài viết này, Bangxephang.com sẽ gợi ý Bảng phối màu vẽ cơ bản trong hội họa, hãy cùng xem qua nhé.

Bạn đang xem bài viết: Tìm hiểu bảng phối màu vẽ cơ bản, cách phối màu

Nguyên tắc phối màu hiệu quả

Để phối màu đạt hiệu quả cao, không tốn nhiều chi phí, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc trong phối màu sau đây:

  • Phối màu Achromatic (không sắc): màu sắc sử dụng là xám, đen và trắng.
  • Phối màu Analogous (tương tự): màu sắc sử dụng là 3 màu liền kề nhau trên vòng tròn sắc màu kết hợp thêm độ tối và sáng.
  • Phối màu Clash (chõi): màu sắc sử dụng là màu bên trái hoặc bên phải với màu đối diện vòng tròn sắc màu.
  • Phối màu Complementary (bổ sung): màu sắc sử dụng là màu có vị trí đối diện trên vòng tròn sắc màu.
  • Phối màu Monochromatic (màu đơn sắc): màu sắc sử dụng là một màu chính phối hợp với độ bóng hoặc các màu có sắc thái tương tự.
  • Phối màu Neutral (trung tính): màu sắc sử dụng là 1 màu chính kết hợp với màu đậm hơn hoặc sáng hơn.
  • Phối màu Split Complementary (bổ sung từng phần): màu sắc sử dụng là 1 màu chính và 2 màu bổ sung 2 bên.
  • Phối màu Primary (căn bản): màu sắc sử dụng là 3 màu cơ bản: xanh – đỏ- vàng.
  • Phối màu Secondary (bổ sung thứ 2): màu sắc sử dụng là 1 màu chính và 2 màu bên cạnh màu bổ sung.
  • Phối màu Tertiary (bổ sung thứ 3): màu sử dụng là 1 màu chính và hai màu ở vị trí bổ sung thứ 3.

Bảng phối màu đơn sắc

Bảng phối màu đơn sắc

Khái niệm

Cách phối màu đơn sắc là cách phối màu rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong thiết kế logo. Đây là cách kết hợp 1 màu gốc với các sắc độ đậm nhạt khác nhau, tạo thành 1 dài màu monochromatic.

Đặc điểm

Cách phối màu đơn sắc là phương pháp bảng phối màu vẽ đơn giản nhất nhưng lại mang lại hiệu quả cao. Khi sử dụng phương pháp này, hãy lựa chọn một màu chủ đạo và thay đổi các sấc độ của nó để tạo nên sự cộng hưởng tốt nhất cho bài vẽ của mình.

Phương án bảng phối màu vẽ đơn sắc vừa có tính tối giản vừa mang tới giá trị cao cho tác phẩm. Cách phối màu này rất thuận mắt và dễ chịu với người nhìn. Chúng mang tới sự tập trung cao độ, giúp người xem thấy được trọng tâm của bức tranh.

Xem thêm Top 1000+ mẫu logo lớp đẹp – độc – chất nhất 2022

Bảng phối màu tương phải (màu bổ túc)

Bảng phối màu tương phải (màu bổ túc)

Khái niệm

Phối màu bổ túc là sự sử dụng 2 màu sắc đối nhau trên vòng tròn thuần sắc. Các màu bổ túc khi đứng cạnh nhau thường tôn nhau lên ở mức độ vừa phải, không gây nhức mắt như các cặp màu tương phản khác. Tuy bản chất vẫn là các cặp màu tương phản nhưng khi giảm sắc độ và nằm trong một tổng thể chung lại hoàn toàn hợp lí mà vẫn gây được ấn tượng cho người xem.

Ưu điểm

Cách phối màu bổ túc xen kẽ tương đối đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả.  Để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng đến người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì phương thức phối màu bổ túc này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho thiết kế bao bì giấy, hộp giấy của bạn.

Xem thêm Nếu bạn muốn căn phòng của bạn đẹp nên và hài hòa hơn chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này

Bảng phối màu tương đồng

Bảng phối màu tương đồng

Khái niệm

Màu tương tự là những màu nằm cạnh nhau trong phổ màu. Trong tự nhiên bạn có thể dễ dàng thấy những thứ có kết hợp màu theo kiểu này, như trên 1 cái cây có lá đậm, lá nhạt, lá non, lá già… nhưng đều mang màu sắc tương cận nhau. Kiểu kết hợp này sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho mắt khi nhìn vào.

Đặc điểm

Một bất lợi đó là bạn phải chọn màu sao cho chúng có mức độ tương phản nhất định với nhau. Lời khuyên đặt ra, bạn nên chọn 1 màu làm chủ đạo trước đã, chọn 1 màu nữa làm màu phụ và màu thứ 3 (cùng với đen, trắng, xám) chỉ như một chất phụ gia thêm vào thôi.

 

Bảng phối màu bộ ba

Bảng phối màu bộ ba

Khái niệm

Cách kết hợp này được thực hiện bằng việc chọn 3 màu ở 3 đỉnh của 1 tam giác đều đặt vào phổ màu như hình vẽ. Cần lưu ý rằng dù bạn có sử dụng màu trông hơi tái hay có cấp độ bão hòa thấp, kiểu màu bộ 3 cũng tạo cảm giác chói mắt.

Hãy lưu ý cân bằng sao cho thật cẩn thận nhé. Bạn có thể chọn  1 màu làm màu chính và để 2 màu còn lại chỉ như công cụ tôn màu chính thôi.

Đặc điểm

Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho phối màu này. Cũng chính vì sự cân bằng này, tuy có đến ba màu được sử dụng nhưng bạn sẽ thỉnh thoảng thấy phối màu này khá đơn điệu, an toàn và thiếu sáng tạo.

 

Bảng phối màu hình chữ nhật

Khái niệm

Cách kết hợp theo kiểu chữ nhật chọn ra 4 màu được sắp xếp thành 2 cặp tương phản nhau. Cách lựa chọn này đưa ra rất nhiều lựa chọn khác nhau cho bạn, và nếu bạn chú ý chọn ra 1 màu làm màu chính.

Bảng phối màu hình chữ nhật

Đặc điểm

Bạn cũng nên chú ý tới sự cân bằng giữa màu nóng và màu lạnh trong thiết kế.

Bảng phối màu hình vuông

Bảng phối màu hình vuông

Khái niệm

Cách kết hợp màu theo kiểu hình vuông cũng tương tự với kiểu hình chữ nhật, nhưng với tất cả 4 màu đặt xếp cách đều nhau xung quanh vòng tròn màu sắc.

Đặc điểm

Giống kiểu hình chữ nhật, bạn cũng nên chọn 1 màu chủ đạo và chú ý cân bằng nóng – lạnh trong màu sắc để đạt được hiệu quả tối đa như mong muốn.

Tổng kết

Hi vọng qua bài viết tổng hợp những bảng phối màu và các nguyên tắc cơ bản mà phân mục Thiết kế xây dựng màu sắc của Bangxephang.com đã chia sẻ, các bạn sẽ tìm có thêm cho mình kỹ năng để phối màu nhé

Hãy Đánh Giá post