Kỹ năng lắng nghe là gì? 4 cách để lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp

Làm sao để trở thành người lắng nghe giỏi hơn?

Lắng nghe là nền tảng quan trọng cho bất kỳ cuộc trò chuyện thành công nào. Nhưng phần lớn mọi người thường nhầm tưởng rằng những ai giao tiếp giỏi là những người có kỹ năng nói tốt. Điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Xem thêm: 4 mẹo để 4 năm đại học thảnh thơi

Trong nghệ thuật giao tiếp sẽ luôn luôn có 2 phần là NÓI và NGHE. Kỹ năng nói là tiền đề để giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ, nhưng nghệ thuật lắng nghe mới là nhân tố chính mang đến thành công cho bạn.

Nếu biết sử dụng đúng cách, đây sẽ là một kỹ năng vô cùng lợi hại để bạn có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh trong các mối quan hệ của mình. Vậy:

  • Kỹ năng lắng nghe là gì?
  • Làm sao để biết vận dụng kỹ năng lắng nghe vào trong giao tiếp?

Trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách để trau dồi kỹ năng lắng nghe hiệu quả nhất.

Nội dung chính:

Kỹ năng lắng nghe là gì?

3 hiểu lầm lớn nhất về việc lắng nghe

Hiểu lầm 1: Lắng nghe là lép về?

Hiểu lầm 2: Lắng nghe là ngồi im!

Hiểu lầm 3: Lắng nghe trong mọi trường hợp đều y như nhau

4 loại kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

  1. Lắng nghe để thưởng thức
  2. Lắng nghe để học hỏi
  3. Lắng nghe để đồng cảm
  4. Lắng nghe để đánh giá

Lời kết

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng thuộc nhóm cơ bản trong giao tiếp. Một người có kỹ năng lắng nghe tốt là người hiểu và chi phối hầu như toàn bộ cuộc trò chuyện khi tương tác với bất cứ ai.

Lắng nghe không chỉ đơn giản là việc bạn chỉ ngồi NGHE. Mà còn bao gồm cả việc bạn tương tác như thế nào sau khi tiếp nhận những thông tin đó một cách chủ động.

3 hiểu lầm lớn nhất về việc lắng nghe

Hiểu lầm 1: Lắng nghe là lép về?

Mọi người thường nghĩ rằng việc chỉ lắng nghe mà không được nói sẽ khiến cho bản thân bị lép vế, mất đi sức ảnh hưởng trong cuộc trò chuyện.

Sai! Người có khả năng kiểm soát cuộc trò chuyện không phải là NGƯỜI NÓI mà là NGƯỜI HỎI.

Khi biết cách đặt ra những câu hỏi đúng, bạn có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện đi theo hướng mà mình mong muốn. Và khi đưa ra một câu hỏi đúng, việc tiếp theo bạn cần làm đó là lắng nghe người khác.

Trong lúc lắng nghe, bạn sẽ có thể hiểu thêm về tình huống, mong muốn, ý tưởng,… mà mọi người đang chia sẻ. Và đừng quên để tâm của mình vào khi nghe người khác nói.

Đó là lúc bạn đang thực sự kiểm soát và dẫn dắt câu chuyện.

Hiểu lầm 2: Lắng nghe là ngồi im!

Ngồi im ở đây nghĩa là bạn không hề nói bất cứ một lời nào trong buổi trò chuyện đó. Mình chỉ ngồi im và nhìn những người xung quanh đang bàn tán về một chủ đề bất kỳ nào.

Điều đó hoàn toàn sai lầm. Việc ngồi im như vậy không có nghĩa là bạn đang lắng nghe.

Đã bao giờ bạn bước vào trong một cuộc trò chuyện mà mình ngồi im hết từ đầu tới cuối. Sau khi kết thúc buổi đó, trong đầu mình không còn đọng lại bất cứ điều gì chưa?

Bởi vì khi đó bạn đang bị lắng nghe. Đó là một kiểu lắng nghe rất bị động. Đầu của mình cứ như đang bị những thông tin từ người khác nói đi từ lỗ tai này sang lỗ tai bên kia một cách cam chịu. Và những việc miễn cường như vậy thường sẽ không mang đến kết quả tốt được.

Hãy biết lắng nghe một cách chủ động. Bạn cần phải tham gia vào cuộc trò chuyện, chủ động tiếp nhận những thông tin, chia sẻ, quan điểm,… từ phía bên kia và phản hồi lại bằng cách đặt ra những câu hỏi, bày tỏ suy nghĩ, ý kiến,… của bản thân cho người khác biết.

Khi đó mới thực sự là bạn đang tham gia hết mình vào trong cuộc trò chuyện đó.

Hiểu lầm 3: Lắng nghe trong mọi trường hợp đều y như nhau

Có rất nhiều tình huống khác nhau mang đặc trưng riêng của mỗi loại. Nếu như bạn áp dụng sai cách của các loại khác nhau, việc lắng nghe không chỉ không mang lại hiệu quả mà có khi còn ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ mà bản thân đang có. Nên. bạn cần hiểu rõ từng bối cảnh và học cách để lắng nghe một cách hợp lí trong mỗi loại.

4 loại kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe #1: Nghe để thưởng thức

Đó có thể là khi bạn đang lắng nghe âm nhạc, lắng nghe một phần trình diễn, tiết mục nào đó. Nghe để thưởng thức, cảm nhận mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

Đây là cái sẽ tùy thuộc vào từng gu thưởng thức của mỗi người.

Kỹ năng lắng nghe #2: Nghe để học hỏi

Ví dụ như bạn đang lắng nghe một bài giảng trên giảng đường hoặc tham gia vào một buổi huấn luyện nào đó và người dạy đang hướng dẫn cho mình. Khi đó, bạn phải nghe để hiểu và học ra được một bài học mới.

Trong những tình huống đó, để có thể lắng nghe và học hỏi được tốt hơn, bạn cần phải trau dồi 2 kỹ năng:

a. Kỹ năng hệ thống

Kỹ năng hệ thống là việc bạn tiếp nhận những nội dung từ người khác nói và sắp xếp chúng lại theo cách hiểu của bản thân để có thể dễ dàng tiếp thu được.

Nếu như bạn cần nghe để sắp xếp lại bài giảng thì có thể tự đặt ra một vài câu hỏi sau để hệ thống chúng lại với nhau:

  • Chương trình ngày hôm nay có bao nhiêu phần?
  • Những phần đó là gì?
  • Đâu là phần quan trọng nhất cần lưu ý?
  • (…)

Bạn cần sắp xếp và hệ thống lại để có thể nhìn thấy một bức tranh toàn vẹn hơn về thứ mà mình vừa mới tiếp thu, chứ không chỉ là một vài thông tin rời rạc.

b. Kỹ năng đặt câu hỏi

Kỹ năng đặt câu hỏi hiểu đơn giản là việc bạn đặt ra những câu hỏi để làm rõ hơn về những thông tin, chủ đề mà bản thân đang giao tiếp.

Trong giao tiếp đời sống, có 2 câu hỏi quan trọng nhất bạn cần phải đặt ra cho mình.

  • Mình hiểu có đúng hay không?
  • Mình sẽ áp dụng những điều này vào chuyện gì trong cuộc sống?

Mỗi khi nghe, bạn có thể dùng 2 câu hỏi này để xác nhận lại. Khi đã hiểu những ý mà người bên kia nói, hãy hỏi để trao đổi, đảm bảo là mình đang hiểu đúng.

Nếu bạn muốn áp dụng những điều vừa học vào cuộc sống, cũng hãy hỏi, trao đổi, thảo luận để biết cách mà xài cho phù hợp.

Đó là lúc bạn có khă năng tham gia vào trong những bài giảng, cuộc thảo luận một cách hiệu quả hơn rất nhiều. Chứ không chỉ ngồi nghe và ghi chép một cách bị động.

kỹ năng lắng nghe
kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe #3: Nghe để đồng cảm

Đây có thể là lúc mà một người thân của bạn đang có rất nhiều tâm sự và muốn được chia sẻ ra. Họ mang trong mình cực kì nhiều những cảm xúc mà ước gì có một người thực sự lắng nghe toàn tâm toàn ý để trút ra hết tất cả những lo âu, suy nghĩ mình đang có.

Đó là lúc bạn cần học cách lắng nghe để đồng cảm được với họ.

Lắng nghe để đồng cảm là lúc mà mình dành hầu hết thời gian chỉ… để LẮNG NGHE. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể hỏi một vài câu để làm rõ thêm nếu mình đang nghe mà chưa thể hiểu đúng được toàn bộ mạch truyện.

Trong trường hợp này, người mà đang muốn chia sẻ với các bạn thường sẽ có nhiều cảm xúc. và chỉ muốn xả ra cho hết những tích tụ trong người của mình. Nên việc của bạn đôi khi chỉ cần ngồi im , lắng nghe trong hầu hết thời gian mà họ chia sẻ.

Đừng suy nghĩ gi quá nhiều. Cũng đừng phán xét đúng sai hay đưa ra bất cứ lời khuyên nào hết.

Nhiệm vụ của mình là nghe để hiểu hết cảm xúc của người đó trước.

Và nhớ! Không chỉ nghe sự việc và câu chuyện, cái quan trọng nhất trong việc lắng nghe này chính là nghe ra được cảm xúc chất chứa phía sau những lời nói đó.

Có một công thức bạn có thể dùng để đặt ra câu hỏi trong những lúc đó như sau:

<aside> 💡 Bạn đang cảm thấy A bởi vì câu chuyện B đúng không?

</aside>

“Bạn đang cảm thấy rất là mệt mỏi về việc dạo gần đây có nhiều dự án xảy ra mà mình không được sự đồng thuận trong nhóm của mình đúng không?”

“Bạn đang cảm thấy lo lắng về việc chia sẻ với em của mình. Nói qua nói lại một hồi mà 2 người vẫn không hiểu và bắt đầu cãi vả không nói chuyện đươc nữa. Có phải như vậy không?”

Hãy để tâm của mình vào. Và đôi khi thể hiện sự lắng nghe, chân thành, san sẻ bằng hỏi chuyện.

Và:

<aside> 💡 “Hãy thực sự chân thành và để tâm tới câu chuyện.”

</aside>

Có đôi khi chúng ta sẽ hỏi những câu hỏi không hay lắm.

Có đôi khi mình sẽ không thực sự hiểu điều mà người kia đang chia sẻ.

Xem thêm: Làm thế nào để tự yêu bản thân?

Nhưng quan trọng nhất ở thời điểm chính là bạn thực sự để tâm tới họ một cách chân thành, lắng nghe và hiểu được hết những điều mà người khác đang trải qua.

kỹ năng lắng nghe
HÃY LẮNG NGHE

Kỹ năng lắng nghe #4: Nghe để đánh giá

Đây là tình huống mà bạn phải đưa ra đánh giá về một vấn đề hay thông tin nào đó.

Loại này sẽ áp dụng nhiều trong những trường hợp liên quan đến làm việc đội nhóm, phản biện để chia sẻ rõ ràng hơn với nhau về một chủ đề nào đó.

Có nhiều bạn sẽ có sự hiểu lầm về loại thứ 3 và thứ 4.

Loại thứ 3 mình lắng nghe để tâm sự, hiểu thấu một người đang có rất nhiều cảm xúc cần được san sẻ.

Nhưng loại thứ 4 là loại nghe để giải quyết về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang thảo luận với nhau. Nên không đơn giản chỉ nghe mà còn phải biết rằng nó là đúng hay sai? Và phải chia sẻ rất rõ ràng về chuyện đó.

Nếu khi nghe và bạn thấy ý tưởng đó rất hay và đúng. Hãy chia sẻ quan điểm của mình ra:

“A! Mình đồng ý với ý tưởng này. Tại vì… (điền vào)”

Chia sẻ ra thêm lí do cá nhân của bạn đằng sau đó. Tại sao bạn đồng tình với ý tưởng này?

Và có thể bổ sung thêm quan điểm cá nhân (nếu có):

“Về quan điểm của mình, chúng ta có thể làm thêm những điểm như sau… (điền vào)”

Hoặc nếu bạn thấy nó sai thì có thể hỏi hoặc đưa ra quan điểm của mình:

“Tôi thấy ý này nó còn một chỗ mà bản thân hơi băn khoăn. Đó là… (điền vào)”

Bạn có thể hỏi để làm rõ thêm nếu chưa hoàn toàn hiểu hết 100%:

“Theo tôi hiểu thì cái ý này có phải là như vầy… (đưa ra những thông tin bạn hiểu được) không?”

“Chỗ này cụ thể hơn nó là như thế nào?”

Khi bạn đã hiểu rõ hết rồi nhưng mà nhìn thấy nó chưa toàn vẹn lắm:

“Lỡ trong trường hợp này xảy ra, ý tưởng này sẽ áp dụng như thế nào ta?”

Đó là những khả năng của bạn cần có để nghe được và đánh giá trong thảo luận đội nhóm chung với nhau.

kỹ năng lắng nghe
để có kĩ năng lắng nghe tốt thì cần có một tư duy không ngừng

Lời kết

Kỹ năng giao tiếp cơ bản không chỉ là kỹ năng nói, mà bạn còn phải biết lắng nghe.

Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn và đối phương hiểu nhau và có một cuộc giao tiếp thành công. Người biết lắng nghe sẽ có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,…. Cảm ơn bạn đã theo dõi bangxephang.com 

Và đừng quên: “Lắng nghe chính là cách để nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.”

 

Hãy Đánh Giá post

Viết một bình luận